DU HỌC NGHỀ ĐỨC, MIỄN HỌC PHÍ

Kinh nghiệm cho những ai đang chuẩn bị đi du học

1. Săn vé rẻ

Hãy lập kế hoạch cho chuyến bay của bạn càng sớm càng tốt. Dù là bạn đi Anh, Pháp hay bất cứ đâu, càng đặt vé sớm, cơ hội tìm được vé rẻ càng cao. Hãy dành thời gian so sánh các chuyến bay và chọn cho mình chuyến tốt nhất. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí.

2. Đừng ngủ suốt chuyến bay

Đừng để cơn buồn ngủ đeo bám bạn trong suốt chuyến đi. Nếu được lựa chọn giữa một giấc ngủ ngắn hay cơ hội để khám phá những điều thú vị, hãy luôn luôn chọn cách khám phá mọi điều hay ho về đất nước mình sắp đặt chân đến, bạn sẽ không hối tiếc đâu.

3. Tìm hiểu về đất nước bạn du học

Hãy tìm hiểu trước thông tin về đất nước bạn sẽ đến trước khi nhập học. Bạn sẽ không cảm thấy bỡ ngỡ và lúng túng khi nói chuyện với những người bạn nước ngoài mới của mình.
Nắm được càng nhiều càng tốt về ngôn ngữ, đời sống, văn hóa bản xứ. Đừng chỉ dừng lại ở các thông tin cơ bản mà bạn có thể tìm thấy trong bất kỳ quyển sách hướng dẫn du lịch nào. Bạn đang đi du học mà! Hãy mở rộng tối đa nguồn thông tin bằng mọi khả năng của bạn: những mối quan hệ bắc cầu giữa những người bạn du học, những trang web của thành phố hay blog của những người bản xứ... Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm đến trang web của Đại sứ quán Việt Nam ở nước sở tại hay Hội sinh Việt Nam để xin thông tin, kinh nghiệm từ những đàn anh đi trước.

4. Ngôn ngữ – Hành trang cần thiết nhất khi đi du học

Bất đồng ngôn ngữ vẫn là một trong những khó khăn lớn nhất mà sinh viên gặp phải khi đi du học, kể cả đối với những bạn có nền tảng ngoại ngữ tốt... Sự chuẩn bị chu đáo về kỹ năng và tâm lý là yếu tố quan trọng để bạn vượt qua rào cản này.
Ngoài việc tự học ở nhà, bạn nên tìm đến các trung tâm có giáo viên bản ngữ để có thời gian, cơ hội được giao lưu, tiếp xúc với họ và tránh không bị “shock” ngôn ngữ khi vừa qua nước ngoài.

5. Lên danh sách những món đồ cần mua

Bạn nên có 02 bản danh sách, một là danh sách những thứ cần mua tại nơi bạn đến, một là danh sách những thứ nên mua sẵn ở nhà. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền kha khá.

6. Lập kế hoạch cho những chuyến đi cuối tuần

Bạn có thể tận dụng tối đa những kỳ nghỉ trong khoảng thời gian du học của mình để khám phá những vùng đất mới, giao lưu trong các  CLB, hội nhóm,... Hãy tham gia các hoạt động tập thể, những tour du lịch vào kỳ nghỉ hay các hoạt động ngoài trời và hơn thế nữa... Đây đều là những trải nghiệm thú vị bạn nên trải qua một lần trong đời du học sinh. 
Du lịch theo nhóm là một gợi ý tốt cho những bạn sinh viên mong muốn có một chuyến đi nhiều hoạt động cũng như nhiều trải nghiệm. Bạn sẽ có cơ hội gặp gỡ những người đồng hành thú vị đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau.

7. Thành thạo cách xem bản đồ

Hầu hết các dòng smart-phone hiện nay đều có phần mềm định vị. Song một chiếc bản đồ giấy sẽ phát huy tác dụng nếu chẳng may điện thoại của bạn hết pin. Vì vậy, hãy tìm hiểu cách đọc bản đồ và điều hướng mà không cần đến các thiết bị điện tử. Nó sẽ an toàn hơn rất nhiều, và bạn sẽ không cần quá lo lắng khi bị lạc tại một đất nước xa lạ.

8. Kiểm tra lại tất cả những giấy tờ quan trọng mà bạn cần mang theo

Hãy chuẩn bị sẵn những giấy tờ và thủ tục cần thiết mà bạn cần mang theo (nên mang theo bản gốc, scan và photocopy các giấy tờ quan trọng để đề phòng những trường hợp bất trắc).

9. Học cách xây dựng mối quan hệ

Chắc chắn bạn đã từng nghe điều này hàng triệu lần, nhưng nó sự thật: Hãy làm quen với những người bạn mới nhưng đừng để các mối quan hệ giữ chân bạn.

10. Chuẩn bị hành lý - Hãy suy nghĩ thật kỹ về những gì bạn dự định mang theo

Đừng đợi “nước đến chân mới nhảy” bởi bạn sẽ phải chuẩn bị và suy nghĩ rất nhiều lần trước khi “hài lòng” với hành lý của mình. Hãy dành ra một vài ngày để dọn dẹp phòng, bỏ đi những thứ không cần thiết, lên danh sách những vật dụng cần mang và một ngày sau đó để bỏ chúng vào vali của mình. 
Bạn có thể sẽ muốn mang toàn bộ những vật dụng quý giá của mình tới ngôi nhà mới, nhưng điều này sẽ khiến bạn tốn thêm chi phí. Để tiết kiệm, bạn nên chuẩn bị hành lý gọn nhẹ và mua một số đồ dùng cá nhân khi đến nơi. 
Trước khi bay, hãy cân thử hành lý của mình. Bạn có thể ký gửi một số hành lý hay vật dụng mà bạn không thể mang lên máy bay. Đừng bỏ sót những vật dụng quan trọng khi bước lên máy bay như thuốc, tiền, chìa khoá và các giấy tờ cần thiết.

11. Nắm lấy những cơ hội dù là nhỏ nhất

Hãy tận dụng triệt để mọi cơ hội đến với bạn, thậm chí cơ hội đó tưởng chừng “vô thưởng vô phạt”.

12. Học cách chấp nhận rủi ro

Đừng ngại thử thách hay thất bại, hãy sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Bạn cứ việc tạo ra những sai lầm và cười thầm bản thân rồi sau đó tiếp tục cố gắng. Học tập ở nước ngoài sẽ mang lại cho bạn một kinh nghiệm đáng nhớ.

13. Đi học đầy đủ

Hãy nghiêm túc đến lớp, cho dù nội quy có lỏng lẻo như thế nào đi chăng nữa. "Bạn vẫn cần phải vượt qua các bài kiểm tra trên lớp. Bạn đến đây để học mà!"

14. Kết bạn

Hãy ra ngoài khám phá và làm quen với những người bạn mới từ khắp nơi trên thế giới!

15. Gạt nỗi nhớ nhà sang một bên

Nếu bạn cảm thấy nhớ nhà, hãy cho phép mình đi chơi với mọi người, những người biết về quê hương của bạn, điều này sẽ giúp bạn cảm thấy bớt nhớ nhà hơn.

16. Du lịch bụi

Nếu bạn cảm thấy thoải mái và đủ “liều”, hãy xách balo lên và thử đi một chuyến du lịch bụi - bạn có thể quyết định lịch trình, điểm đến, nơi ở, đồ ăn, và khám phá mọi nơi mà không cần phải hỏi ý kiến bất cứ ai.

17. Lưu giữ kỷ niệm

Hãy lưu giữ lại mọi khoảnh khắc, từ những những địa điểm quan trọng như trường học cho đến những nơi nhỏ bé như nhà tắm của căn nhà bạn đang ở. Hãy chụp ảnh lại tất cả chúng để bạn không bao giờ quên ngôi nhà ấy sau khi bạn hoàn thành xong chương trình học và quay trở về với đất nước của mình.

18. Hãy nhớ: Ra đi là để trở về!

Thi thoảng khi nhìn thấy một thứ gì đó, bạn sẽ nhận ra rằng bạn đang thực sự sống ở nơi đây. Dù vậy, đừng quên rằng quãng thời gian của bạn ở nước ngoài rồi sẽ kết thúc và bạn cần phải chuẩn bị tâm lý trước cho điều này.

19. Cố gắng du lịch nước ngoài nhiều nhất có thể

Nếu thời gian của bạn cho phép, hãy cố gắng đi du lịch nước ngoài thật nhiều trong suốt quãng thời gian đại học. Bạn sẽ không biết khi nào bạn mới có cơ hội ra nước ngoài sau khi bạn tốt nghiệp đâu!
CHUYỂN ĐỔI VĂN BẰNG ĐIỀU DƯỠNG ÁO