DU HỌC NGHỀ ĐỨC, MIỄN HỌC PHÍ

Kinh nghiệm Du Học: Cách xin học bổng MBA

Kinh nghiệm xin học bổng MBA của bạn Minh Hà

 
Phần Tạo dựng mối quan hệ sẽ được chia làm 2 phần: mối quan hệ với trường và mối quan hệ với những người có thể giúp đỡ bạn trong quá trình apply. 

Về phía trường, có hai tình huống hoàn toàn đối lập nhau là cách mà tôi và Nhung cùng apply Carlson. Tôi gửi điểm GMAT đến Carlson từ tháng 2/2008. Một anh gì đó trong Admissions Office gửi thư chúc mừng điểm GMAT của tôi và chúng tôi có vài cái email qua lại. Từ đó, tên tôi nằm trong mailing list của trường. Tháng 9/2008, chị Linh Gilles, đại diện của trường về Việt Nam tham dự MBA Fair ở Sài Gòn. Tôi định bay vào SG đợt đó vì trong cái fair đó có Duke và Carlson. Tôi viết thư hỏi Linh là có thể sắp xếp cho tôi interview luôn ở SG được không, và hỏi chị có ra HN không, nếu ra thì tôi có thể tổ chức một cuộc gặp với những bạn quan tâm đến Carl (về các điểm khác trong hồ sơ thì hai đứa cũng ngang ngang nhau vì cùng học một trường, cùng làm chung công ty trong một giai đoạn). Thế nên cũng chẳng nói được là mối quan hệ với admission staff quan trọng hay không. Chỉ kể ra đây để bạn biết thế thôi. Lựa chọn cách nào là tùy bạn.Json, vì số bạn như vậy ở HN rất nhiều. Linh trả lời là sẽ ra HN, sẽ interview tôi ở HN và rất vui nếu tôi có thể tổ chức một cuộc gặp như vậy. Chúng tôi gửi ảnh cho nhau để biết mặt. Vào đúng ngày giờ thì tôi đến Metropole để phỏng vấn. Sau đó ra Biz Café để làm presentation về Carlson. Mọi việc diễn ra cực kì thuận lợi, suôn sẻ, rất đông người tham dự. Sau đó chúng tôi giữ liên lạc thường xuyên. Dịp Noel, Linh gửi thiếp cho tôi còn tôi cũng chúc tụng lại tùm lum. Ngoài Linh thì đại diện MBA Association cũng email cho tôi để hỏi thăm và hỏi có cần thông tin/giúp đỡ gì không. Tôi email cho Megan và chúng tôi có những email qua lại rất thân thiện và cực kì nhiều thông tin hữu ích. Tôi tham gia cả vụ chat online của trường. Tóm lại, mối quan hệ rất tốt, cộng với hồ sơ làm cẩn thận nên kết quả 100% tuition không nằm ngoài dự đoán của tôi. Câu chuyện của Nhung béo bạn tôi thì hoàn toàn ngược lại. Từ đầu Nhung không hề nghĩ đến Carlson. Khoảng 10 ngày trước deadline Nhung mới nghĩ đến Carlson và viết thư hỏi Linh nếu nộp điểm TOEFL muộn thì có sao không. Linh đồng ý. Thế là Nhung bắt đầu làm hồ sơ trong 4 ngày cuối cùng trước deadline. Kết quả, Nhung cũng được một cục 100% tuition như tôi! Hai đứa nhận kết quả cùng một giờ!

Tạo dựng mối quan hệ với những cá nhân có thể giúp đỡ bạn là một kĩ năng quan trọng. Bạn khó có thể thành công hoặc sẽ rất vất vả nếu làm mọi thứ một mình. Các nguồn lực xung quanh mình rất nhiều và biết cách khai thác các nguồn lực hiện có cũng là một kĩ năng quan trọng trong cuộc sống. Hơn nữa, mọi người xung quanh bạn thường là sẵn lòng giúp đỡ trong phạm vi có thể. Vì thế đừng bỏ qua cơ hội thử tìm sự giúp đỡ của ai đó. Nếu họ bận, nếu họ không sẵn sàng thì ít nhất bạn đã thử! Và không phải hối tiếc là bạn đã không làm tất cả những gì có thể. Trong quá trình apply, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của mọi người, và cũng qua đó mà mở rộng mối quan hệ của mình. Ví dụ nhé, nếu tôi không PM cho chị Thắng để hỏi về Carlson, tôi đã không biết là chị Thắng nice như thế, đã không biết chị Thắng cũng thích bài Còn ta với nồng nàn như tôi . Đừng ngại tìm kiếm sự giúp đỡ. Nhưng bạn cần phải chú ý: 1) Hãy chân thành 2) Hãy làm việc nghiêm túc và do homework để chứng tỏ bạn coi trọng thời gian của người khác 3) Hãy biết nói lời cám ơn và trân trọng sự giúp đỡ của người khác. Hãy phản hồi/cám ơn ngay cả khi người được hỏi trả lời là họ không thể giúp bạn. Nếu họ đã giúp đỡ bạn, hãy thông tin cho họ về những kết quả mà bạn đạt được về sau, nếu bạn đã sẵn sàng để công bố. Tâm lý thông thường là khi bạn dành công sức để giúp ai đó, bạn có xu hướng muốn biết sự giúp đỡ của mình đem lại lợi ích như thế nào.

Nếu có thể thì bạn nên tìm bạn cùng apply. Sẽ đỡ nhiều lắm đấy. Tôi may mắn có được một người bạn cùng đồng hành trong quá trình apply là Kẩm Nhung (Nhung béo). Chúng tôi đi cùng nhau từ những ngày vật lộn với GMAT cho đến những ngày ngồi ca thán essay Không học cùng lớp với nhau ngày nào nhưng chúng tôi thân nhau từ chuyện học hành, công việc đến những trò như trang điểm, nấu ăn, quần áo. Lúc nào tôi chán ngán với essay thì gọi điện than vãn với nó. Thấy nó cũng bi đát như mình, hai đứa nói chuyện một lúc thấy đỡ bi đát hơn, thế là quay lại chiến đấu tiếp. May mắn kì lạ là hai đứa sẽ đi Carlson cùng nhau mùa 2009 này!!! (àh, giả sử visa của tôi ok). Và cả hai cùng được full tuition!!! Điều đó sẽ làm tôi cảm thấy ấm hơn khi ở mùa đông Minnesota
————————–
Phần bổ sung:
Khi vào học ở Carlson và trở thành mentor, tôi hiểu thêm về tâm lý của mentor khi có người contact nhờ giúp đỡ. Bạn thử hình dung, chương trình MBA cực kì bận, nhiều thứ phải lo cùng một lúc, nên thời gian trở nên quý giá hơn bao giờ hết. Nên nếu mentor quyết định dành thời gian để giúp một ai thì họ cần phải tin rằng người đó có khả năng phảt triển và thành công. Một anh bạn Tây của tôi sống ở VN nói với tôi rằng “Khi có người contact nhờ sửa application, tao sẽ hẹn gặp người đó để nói chuyện, xem có phải là người xứng đáng để tao giúp không. Thời gian của tao có hạn nên tao muốn giúp người nào có tài, có đức và motivated. Tao không muốn lãng phí thời gian vào người không có năng lực hoặc xấu tính (anh ấy dùng từ “mean to people”)”. Mặc dù tôi không hoàn toàn đồng ý với quan điểm của anh này, nhưng tôi thấy anh có lý và chắc hẳn không ít người có cùng suy nghĩ như vậy. Do đó, lời khuyên của tôi là: nếu có thể thì bạn hãy nhờ người recommend bạn với potential mentor. Người recommend nên là người có mối quan hệ với mentor. Như vậy cơ hội để bạn được giúp đỡ sẽ cao hơn.

7. XIN FEE WAIVER

Quan điểm về fee waiver thì cũng đa dạng, có người nghĩ là nên xin, có người nghĩ nếu xin sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của mình, có người cho là tùy từng trường… Bạn có thể đọc ở thread này:http://www.vietmba.com/showthread.ph…ght=fee+waiver (phải log in). Tôi thì kết hợp vừa xin vừa không xin, tùy theo trường đó tôi xếp priority đến đâu. Nếu xin thì nên xin sớm, sẽ dễ hơn là xin muộn. Tôi viết thư xin fee waiver của Duke vào tháng 9, trường cho ngay lập tức! Công nhận Duke nice dã man. Xin Kellogg thì bị từ chối thẳng thừng – thế là tốn $250 . Carlson thì tôi không xin vì không muốn rủi ro. Wisconsin thì ghi rõ là không cho nên khỏi hỏi. Kết quả là mặc dù cho fee waiver nhưng Duke vẫn cho tôi scholarship khá xông xênh, nên rõ ràng trong trường hợp này, vụ waiver hay không không ảnh hưởng. Nhưng, lưu ý là đây chỉ là một trường hợp bạn nhé.
Sau đây là mẫu thư xin fee waiver của tôi. Hai thông điệp chính là: Sự đóng góp của mình cho trường + Hoàn cảnh tài chính khó khăn = Xứng đáng.
Dear Allison
I am going to apply for the Duke MBA daytime program this fall 2009 and I would like to be considered for an application fee waiver.
I graduated with High Distinction from Foreign Trade University, one of the most prestigious universities in Vietnam . As part of the preparation for the MBA, I took the GMAT test early this year and scored 710 (93rd percentile).
I have intensive experience in marketing and management. I currently work in the PR & Marketing position for XXX Securities, a local company operating in the financial market. My work experience has provided me strong management skills and marketing knowledge which I believe will allow me to take advantage as well as contribute to your program and add values to the school diversity.
As a woman applicant from a developing country, I have to overcome many obstacles, one of which is financial matter. Although an MBA requires far more substantial financial investment, the application fee is a significant amount compared with our monthly average income. Therefore I really hope that you would accept this request.
I am looking forward to hearing from you.
Best regards
Minh Ha

8. CHECKLIST, APPLICATION FORM & TRANSCRIPT/DEGREE

Bạn nên kiểm tra phần check list hồ sơ của trường sớm để đảm bảo là không sót giấy tờ hoặc văn bản gì. Có trường yêu cầu bằng đại học, giải thích hệ điểm của Việt nam so với Mỹ, hoặc một cái gì đó thì bạn đều cần thời gian để làm các giấy tờ này. Đừng để sát nút kẻo trở tay không kịp. Nếu cần giải thích điểm của bạn theo hệ thống điểm của Mỹ thì bạn có thể đến IIE để yêu cầu làm, cũng nhanh thôi. IIE không convert điểm mà họ giải thích hệ thống điểm của VN như thế nào và trên 7,0 đã là top bao nhiêu rùi. Các giấy tờ khác phải công chứng ở trường/ cơ quan công chứng.

Thường bạn sẽ phải gửi transcript và degree bằng hardcopy đến trường trước application deadline (Duke thì sướng, scan là xong). Mỗi lần gửi như thế là mất hơn 50$ (FedEx/DHL) rất tốn kém. Trường hợp của tôi thì như sau: Tháng 8, lúc Lệ Hằng đi Mẽo, tôi gửi Hoa hậu 5 cái phong bì có logo củ khoai FTU, đã niêm phong đóng dấu đỏ chót (trường Ngoại thương được cái làm dịch vụ công chứng và niêm phong rất chuyên nghiệp ). Trong mỗi phong bì là transcript và degree có dấu sao y bản chính. Trường tôi cấp transcript song ngữ và có dịch vụ dịch degree sang tiếng Anh siêu tốc (phòng Quan hệ quốc tế có sẵn file trong máy rồi, chỉ thay tên, thay lớp, in ra kí cái rẹt, đóng dấu cái cộp là xong). 5 cái phong bì đó chưa dán địa chỉ nơi nhận, bỏ chung trong một cái phong bì to cùng với một tập label in sẵn tên, địa chỉ những trường cần nộp. Về sau, khi quyết định chọn trường chính thức thì tôi nhờ Lệ Hằng dán label và gửi đến các trường tôi chọn, chỉ khoảng $7/lần.

Khi làm application form online thì bạn nên copy paste ra một file word và lưu lại để dùng cho những trường tiếp theo. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm được khối thời gian, vì form các trường thường na ná nhau.

Nhớ đừng để sát ngày mới ngó vào application form, vì application form không phải lúc nào cũng chỉ hỏi những thông tin đơn giản đâu. Bạn nên ngó qua trước một lượt từ sớm. Ví dụ củ chuối nhất của tôi là online application form của Wisconsin. Hồi đó là Tết, tôi làm hồ sơ không được tập trung lắm nên application form không sờ tới. Một phần là đã có kết quả của Duke nên cũng chủ quan. Hai ngày trước round 2 deadline, mở form ra điền thì té ngửa ra là phần Financial Aid hay Financial Statement gì đó nó đòi 3 essay nữa!!! Ặc ặc. Chết mất. Trong khi 4 essay kia của tôi thì vẫn chưa hoàn thành, essay 4 thì đang cực lởm khởm bung bét. Bây giờ nảy nòi ra 3 cái essay nữa hỏi về các skill gì gì Tôi đọc câu hỏi mà bần thần mất một lúc, kiểm tra lại thấy không có gì nhầm lẫn. 3 essay kia vẫn lù lù trước mặt! Thực ra một phần do tôi bị bánh chưng làm cho mờ mắt nên research không kĩ, hình như trường có ghi đâu đó là nếu apply FA thì phải viết essay riêng nhưng tôi không để ý. Thế là còn 2 ngày cuối vắt chân lên cổ viết 3 essay phát sinh, hoàn thành 4 essay dang dở từ trước, điền application form rồi nhắm mắt submit vài tiếng trước deadline (application chỉ $50 chứ nếu $500 thì có khi tôi đã không nhắm mắt đưa chân như thế ). Lúc đó tôi chán quá rồi nên tính nếu vỏ chuối Wisconsin thì còn Duke, hoặc năm sau apply trường khác, chứ để vụ Wisconsin dây dưa nữa thì điên mất.

9. ESSAY

Như đã nói ở trên, self-assessment là nền tảng tốt cho bạn viết essay. Mỗi paragraph sẽ truyền đạt một điều gì đó về bạn. Và 4-5 cái essay cộng lại sẽ ra một bức tranh đầy đủ về bạn.

Một điều quan trọng trong essay là nó có personal & unique hay không, tức là có nói được về chính bạn với cá tính, ước mơ, tài năng, hoàn cảnh của bạn mà không thể lẫn với một ai khác hoặc nghe na ná đâu đó hay không. Để truyền đạt được điều đó thì bạn cần có những câu chuyện cụ thể, có những chi tiết như cái tên, địa danh, dự án, số liệu, thách thức, sự kiện cụ thể. Cảm hứng và đam mê (nếu có) cũng sẽ là yếu tố giúp bạn khác biệt. Tôi rất thích những essay mà tôi đã viết cho Duke. Một phần là cách hỏi của Duke cũng cho phép mình có nhiều không gian để múa may. Đây cũng là trường đầu tiên tôi apply nên rất khí thế. Các essay của tôi thường bắt đầu bằng một cái hook. Cái hook đó có thể bắt đầu từ những dấu hỏi to đùng về nghề branding ở Việt nam khi tôi còn là sinh viên. Lúc đó tôi là trợ lý cho một bà chuyên gia thương hiệu người nước ngoài. Tôi đặt câu hỏi vì thấy doanh nghiệp Việt Nam đổ bao nhiêu tiền của ra mà vẫn làm brand không đúng cách. Tôi đặt câu hỏi vì dân ta hiểu văn hóa của ta mà không tự làm brand được, lại phải đi thuê Tây. Tôi đặt câu hỏi vì có bao nhiêu sản phẩm của Việt Nam mình có chất lượng tốt nhưng đều xuất khẩu dưới global brand, doanh nghiệp được hưởng miếng bánh quá nhỏ trong chuỗi giá trị và người dân thì vẫn cứ nghèo khổ. Rồi câu chuyện đó đi dần đến ước mơ thay đổi của tôi, và dẫn dắt đến câu chuyện MBA. Cái hook đó có thể bắt đầu từ vụ Vedan bí mật đổ nước thải ra sông Thị Vải, giết chết dòng sông và đời sống xung quanh trong 14 năm mà vẫn được chính quyền tặng giải thưởng về thành tích bảo vệ môi trường! Từ câu chuyện đó, tôi đi dần đến những impact tôi sẽ tạo ra khi làm một leader of consequence concept mà Duke luôn tự hào (Cái mục này thì tôi phải cám ơn chị Ngân đã giải thích khái niệm leader of consequence cho tôi, và đặc biệt là anh Tuấn Linh, Fulbrighter và là một trong các Founder của Vòng Tay Bè Bạn, đã truyền cảm hứng và giúp tôi mổ xẻ câu hỏi nhăn răng này của Duke). Mỗi người sẽ có một cách riêng để thể hiện mình. Mỗi chúng ta đều khác biệt. Quan trọng là bạn tự nhìn ra những giá trị của bản thân để chuyển nó thành những thông điệp, những câu chuyện thuyết phục. Và nhớ là result-oriented khi kể về achievement/leadership…

Khi chứng minh em thực sự yêu trường thì bạn cũng phải cực kì chi tiết. Anh Tường khuyên tôi là em nên kể ra công trình nghiên cứu gì, phòng lab nào, giáo viên nào, club gì, hoạt động nào của trường mà em thích Nếu bạn chỉ nói là trường rất tốt về marketing, giáo viên thì tuyệt vời, giỏi và tâm huyết thì nghe hơi bị hàng chợ vì nó đúng với bất kì school nào! Hãy cụ thể, càng cụ thể càng tốt. Cụ thể không có nghĩa là nói nhiều đâu. Bạn không có nhiều đất nhưng vẫn tạo được sự cụ thể bằng một vài cái tên, một số điểm nhấn. Điều này cũng đòi hỏi bạn phải nghiên cứu trường kĩ để biết trường tự hào về cái gì, điểm mạnh là gì, match với bạn như thế nào. Riêng điểm research về trường thì tôi thấy Carlson là tôi làm tốt nhất. Một là tôi dành nhiều thời gian. Hai là cách trình bày thông tin của Carlson trên website/brochure phải nói là rất chi tiết, đầy đủ và hệ thống. Carlson không hào nhoáng nhưng cực kì hiệu quả. Kellogg thì tôi làm không tốt vì thông tin của Kellogg rất nhiều mà lại hơi trùng lặp nhau, mặc dù văn phong khác nhau nhưng thông điệp thì không khác. Ngôn ngữ marketing của Kellogg thì công nhận là đỉnh, cực kì hào nhoáng và đúng là hàng khủng, nhưng khi cần rút ra điểm gì mình cần đưa vào essay thì lại nó lại không cụ thể và hiệu quả như Carlson. Khi viết essay thì tôi thường dùng ngôn ngữ của trường để đưa vào essay. Ví dụ: Duke hay dùng từ energetic để mô tả về student body, Carlson thì thích từ real-world/experential để mô tả về chương trình học, Kellogg thì hay dùng từ ample opportunities để kể về các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên, Wisconsin thì nghiện từ top-notch để chỉ faculty Ngoài ra bạn phải customize thông tin của mình theo trường nữa.

Khi viết essay thì bạn nên tham khảo quyển 65 Successful Harvard Business School Application Essays. Trên forum vietmba còn nói đến một quyển gì nữa có vẻ cũng hay nhưng tôi biết đến lúc đã apply xong xuôi rồi nên cũng không đi tìm thêm. Bạn có thể vào một số trang web cung cấp dịch vụ viết essay. Mặc dù không dùng dịch vụ của họ nhưng mình có thể đọc một số bài phân tích essay question của các trường top, cũng hữu ích. Các trang mà tôi biết là:http://blog.accepted.com/acceptedcom…hip-essay.html,http://www.mbamission.com/blog/2008/…ogg-2008-2009/ và forum Business Week.
Cuối cùng, phải soát kĩ để không mắc lỗi chính tả và ngữ pháp!
—————
Phần bổ sung:
Minh Hà đọc essay của các bạn năm nay thấy có một vấn đề nổi cộm chung là viết không thoát ý và bố cục không rõ ràng. Trong thế giới bận rộn, người đọc thường không đủ kiên nhẫn để nghe bạn kể chuyện à ơi mãi không hiểu ý chính là gì – bạn cần phải “to the point” ngay từ câu đầu tiên của mỗi paragraph. Sau đó thì support ý đó bằng lý lẽ và ví dụ.
Minh Hà lấy ví dụ về Structure Thinking ở Carlson Consulting Enterprise để minh họa:
Memo A
Tina left a message to say that she can’t make the meeting at 4:00. Richard called to say that he can make it later but he would prefer tomorrow but not before 11:00. James’ assistant says that he won’t be back from Boston until tomorrow late. We can’t get a conference room tomorrow, but we can on Wednesday. Wednesday at 2:00pm sounds like a good time. How does that work for you?
Memo B
Can we reschedule the meeting to Wednesday at 2:00pm? That would be more convenient for Tina and Richard, and would allow James to be present. It is also the only time we can get a conference room
Chắc bạn đã thấy memo A & memo B được structured khác nhau như thế nào, và cái nào hiệu quả hơn.
——————
Value of Structure
• Makes Message Precise: Forces the writer to be clear about what s/he is communicating to the reader, preventing messages that are unclear, unintended, or intellectually empty
• Reveals Gaps in Thinking: Enables the writer to identify gaps by anticipating and responding to the reader’s questions before the communication is delivered
• Provides Clarity to Reader: Prevents the reader from “working” to understand the message, thereby eliminating the possibility that your message is misunderstood or ignored entirely
Structured Thinking không chỉ áp dụng cho Essay, Consulting, mà ngay cả giao tiếp trong kinh doanh và trong cuộc sống nữa.
——————
10. LOR
LOR (Letter of Recommendation) là câu chuyện vất vả khác trong quá trình apply. Tôi nhớ mang máng là anh Tiến (?) có viết một tài liệu hướng dẫn, hay ai đó có post bài của anh lên forum vietmba (tôi nhớ láng máng là một bản tiếng Việt không dấu). Bạn nên tìm đọc. Trong đó có thông tin rất đầy đủ. Ah, vừa tìm được cái link này thấy cũng được nè: http://www.mbamap.com/mba-apply/mba-…ion-letter.htm
Mỗi trường sẽ có một form LOR khác nhau nhưng về cơ bản nó là sự trộn đi xào lại của những ý sau về applicant:
– circumstances you know the applicant
– managerial and leadership abilities
– talents or outstanding characteristics
– chief liabilities or weaknesses
– creativity and independence of thinking
– teamwork/interpersonal skill
– caree focus/performance
– English language ability
– additional statement
Nên recommender chỉ cần chuẩn bị một file rồi sau đó copy paste và customize một tí cho các trường khác.
Kinh nghiệm tổng hợp của tôi như sau:
– Người giới thiệu nên là sếp trực tiếp, đó là loại reference mà trường ưa nhất. Vì họ quản lý mình sát sườn và các câu chuyện/đánh giá cũng sâu sắc, phong phú hơn, phù hợp với bối cảnh cho MBA. Nếu trường đòi 3 LOR thì có thể nhờ thêm professor, một khách hàng có vai vế hoặc người lãnh đạo tổ chức tình nguyện bạn tham gia
– LOR và essay là hai tài liệu bổ trợ để vẽ bức tranh về bạn. Do đó giữa LOR và essay sẽ có những cái trùng lặp để hỗ trợ nhau và sẽ có những cái khác để bổ sung cho nhau. Do đó, khi làm việc với recommender, bạn cần xác định là LOR người đó viết cho mình cần truyền đạt những điều gì về bạn. Hoặc tốt nhất là bạn liệt kê các sự kiện cũ cho recommender sao cho phù hợp với thông điệp mình muốn nói.
– Hãy giúp recommender nhớ lại và viết càng chi tiết càng tốt. Các cái tên, các câu chuyện, các con số Điều này cũng tương tự như essay.
– Nếu các recommender viết bằng tiếng Việt và yêu cầu bạn dịch thì nhớ là văn phong phải khác nhau.
– Nếu bạn ngồi với recommender để hỗ trợ khi họ submit LOR (nếu họ không submit độc lập) thì bạn nhớ vụ IP (internet protocol) phải khác nhau giữa các LOR.
11. INTERVIEW
Bình thường tôi vẫn tự cho mình là người sắc sảo nhưng cứ vào interview là IQ hay bị tụt đột xuất. Để tôi kể cho bạn nghe vụ interview Emory tôi sờ tiu pịt cỡ nào, sau đó mình sẽ tính đến giải pháp nhé.
Cô bé Hà chuẩn bị interview cho Emory với tâm trạng rất là phấp phỏm, hồi hộp. Đây là lần đầu tiên cô interview một cái gì nghiêm túc, và lại là qua điện thoại. Interview xin việc thì chưa bao giờ vì một là cô làm từ sinh viên part-time rồi đi lên, hoặc là do người quen mời qua làm nên cũng không phải interview. Tiếng Anh thì phát âm tốt nhưng vào những tình huống này thì không đủ để diễn đạt. 7h45 tối, cô ngồi trước máy tính xem lại các câu hỏi đã chuẩn bị, cảm thấy mình chưa được thuộc bài lắm. Cô đặt cái điện thoại ngay cạnh máy tính hòng quay bài cho dễ. Trước đó cô đã mock interview với vài người nhưng vẫn cảm thấy chưa yên tâm. Bố mẹ thì im thin thít không dám sờ đến điện thoại vì biết con gái sắp in tơ viu. 8h08 phút tối, một bà trong admission committee gọi điện tới (Hà đã phải gửi CV qua email cho bà í từ trước). Bà í xin lỗi vì gọi điện muộn. Sau phần chào hỏi how are you này nọ thì bắt đầu vào câu hỏi phỏng vấn theo đúng kiểu khuôn mẫu, tức là Walk through your CV, why MBA, why Emory Hà trả lời tằng tằng theo nội dung đã chuẩn bị. Mặc dù đã giả vờ ngắt ngứ tí tẹo và đóng kịch thật tự nhiên nhưng hình như vẫn lộ ra là câu trả lời theo kiểu học thuộc. Có nhiều câu cô còn lướt chuột tìm trên màn hình để đảm bảo trả lời không sót ý. Đến câu hỏi example of your creativity thì rơi vào câu em Hà không chuẩn bị. Thế là em kể về một sáng kiến về trò chơi em tổ chức cho Vòng Tay Bè Bạn trong một buổi party Tiếp đến là một vài câu vớ vẩn gì nữa rồi tới phần Do you have any question for me? Em cũng tằng tằng phang lại theo sự chuẩn bị từ trước, hỏi một cách rời rạc kiểu 1,2,3,4 chứ không liên kết được giữa các câu hỏi với nhau như một cuộc nói chuyện tự nhiên. Sau interview thì em quên béng mất không gửi thank you letter cho interviewer. Sáng hôm sau em nhớ ra, mở mail ra gửi thì đã thấy Thank you letter do interviewer gửi cho mình! Nhục ơi là nhục. Kết quả là em bị ding không oan uổng.
Ôi chuyện buồn quá! Theo bạn thì em Hà mắc lỗi ở đâu? Nên sửa đổi gì? Bạn thử trả lời xem nào. 5 phút nhé...
Ok. Các vấn đề của em Hà và những kinh nghiệm rút ra như sau:
– Chuẩn bị không kĩ.
o Có rất nhiều câu cơ bản mà em không biết để chuẩn bị. Thông điệp em muốn nhấn là Creativity nhưng em lại không chuẩn bị những câu chuyện cụ thể, hấp dẫn, result-oriented để minh họa. Nên khi bị động, em đã không thể nhớ ra một chuyện gì thuyết phục mà em lôi một cái ví dụ rất trẻ con ra để kể. Có thể em sáng tạo thật nhưng ví dụ đó không đủ tầm để nói về khả năng của một người sắp đi học MBA.
o Nghiên cứu về trường không sâu nên em không dám hỏi những câu hỏi sắc vì sợ nhỡ câu trả lời có trên website rồi. Thành ra câu hỏi dành cho interview cũng hơi yếu.
– Thiếu tự tin.
o Từ thiếu tự tin nên mới ngồi trước máy tính lướt chuột để quay. Điều này làm cho câu trả lời của em thiếu tự nhiên và không sáng tạo, không ngẫu hứng và thu hút.
o Thiếu tự tin nên em làm cho bố mẹ cũng hồi hộp theo, đâm ra không khí cả nhà trước buổi interview là rất hồi hộp!
– Quên không gửi thank you message sớm.
o Cái này thì bó tay.
Lần apply 2008 tôi khá hài lòng với các cuộc interview của mình, mặc dù không làm thêm một cái mock interview nào nữa. Một năm đi qua, rút kinh nghiệm lần trước, cộng với va chạm nhiều với khách hàng và đối tác, tôi đối diện với các cuộc interview với vị thế khác. Phát đầu tiên là với Carlson tháng 9/2008. Đây không phải trường top 10, lại là interview trực tiếp và Linh thì rất nice nên tôi cảm thấy rất thoải mái. Tháng 12 interview với Duke qua phone với alumni, một cuộc nói chuyện rất tự nhiên và vui vẻ. Anh alumni của Duke sắc sảo và dễ thương. Tháng 1 interview với anh Nguyễn Bảo Hoàng, alumni Kellogg thì tôi cực kì hứng thú. Đây là một cuộc trò chuyện và chia sẻ thực sự chứ không phải là interview. Anh Hoàng nice tới mức bảo là (bằng tiếng Anh): Tao sẽ viết toàn điều tốt cho hồ sơ của mày. Nhưng năm nay là năm apply rất khó khăn nên tao cũng không biết kết quả sẽ như thế nào. Mày hãy thông tin cho tao khi có kết quả. Tôi cười và bảo sẽ thông báo cho anh dù là tin xấu hay tin tốt.
Sau những gì đã đi qua, tôi có thể chia sẻ với bạn những điều sau về interview.
1) Chuẩn bị thật kĩ cho các câu hỏi interview. Ngoài các nội dung trong self assessment thì bạn nên bám vào Self image để viết các câu chuyện khác. Cũng giống như self assessment, chuẩn bị interview cũng là một quá trình quan sát bản thân. Bạn nên đọc thêm ở đây:http://www.vietmba.com/showthread.ph…ight=interview Sau đây là những câu tôi đã chuẩn bị/không chuẩn bị mà gặp phải trong mùa interview vừa rồi (hơi lộn xộn, thông cảm nha!). Tổng hợp từ các gợi ý của anh Tuấn Linh, Fulbrighter & Founder của Vong Tay Be Ban, anh Tường và một số forum:
How are you a good manager? (Duke)
How do you deal with confict? (Carlson)
What activities in Duke would you participate in? (Duke)
What are the obstacles for Vietnamese companies to build strong brands? (Kellogg)
———-
Walk your resume focusing on leadership/ Introduce yourself
What is your post-MBA plan?
Why MBA?
Why [school name]?
What do you see yourself doing 5 years in the future? Why?
Tell me about a time when you saw the solution before someone else?
Tell me about a time you overcame a problem/took initiative.
Tell me about a time when you had to interact with people in a difficult situation.
Tell me about a time you observed good or bad leadership, either in you or someone else. Did you ever have a bad manager that wasn’t doing well. What did you do?
What are your strengths?
What are things you need to improve on?
Tell me about something you have done because you were curious
Whats unique about you that you can contribute to the [school] community? Some drill-down questions.
Have you failed before? give me an example when you failed?
What motivates you?
What is your most significant accomplishment?
Key skills/qualities that enabled you to accomplish these things?
Is there anything you wished I would have asked you that I didn’t?
Know what types of leadership style(s) you exhibit and be prepared to provide examples of situations where you exhibited those styles
Tell me about a time you had to make a decision, how did you make it
Tell me about a course in your undergrad that you considered influential
Tell me about a good leader you have observed/worked for? What made him good? Some follow up questions on what makes a good leader.
What’s the last book/movie you read
What was your biggest obstacle?
What characteristic a leader need?
What film you like to watch?
What is your passion?
What is another special things abour yourself?
Would you describe the situation in which you were criticized?
Các phẩm chất của 1 MBA applicant mà bạn cho là quan trọng
Describe an ethical dilemma faced at work?
What are the pros/cons of your style?
In what way do you stand out from your peer group?
Describe a situation where you have worked as part of a successful team. What role did you play?
How you can contribute to the program and class? Why you think we should choose you?
Why u chose marketing?
Your career path? STAR (situation, task, action, result)
Describe some of your projects?
Tell about country branding program/business situation in VN? How do you like/ dislike your job?
What would be your ideal job?
What was the most difficult decision you ever had to make?
In what way do you stand out from your peer group?
Describe yourself as a leader in a specific situation? What were your biggest challenges?
Your leadership style?
Which events or activities represent turning points in your life ( i.e., when you changed direction)?
What was your greatest failure and what did you learn from it? Singapore govt scholarship: unaware of social and political issues.
What fear have you overcome? (How and why?) so young and had never run a business myself. Overcame: knowledge & confidence & respect.
What do your friends most like (and dislike) about you? Helpfulness, sense of humor. Dislike: dont think dislike. We may be different we respect the differences.
What are the four or five key words that would describe you? What on your list demonstrates this? Helpful, Creative, Ambitious, Charismatic.
What do you want to do in free time? Your hobbies?
What do you consider your biggest fault?
What are the most valuable lessons you’ve learned from past work experiences?
Which of the skills you’ve picked up at the positions listed on your resume here, do you feel will best translate into this position and why?
Describe a problem you encountered at one of your jobs and how you handled it?
What do you do to relieve stress?
EXTRA-CURRICULAR ACTIVITIES Why you took part in such activities? Most memorable experience?
Do you have any questions?
What would your colleagues miss least about you?
When was your belief challenged
What are your strongest abilities?
What skills would you be bringing to the classroom?
What are your greatest strengths/weaknesses?
What does “success” mean to you?
What does “failure” mean to you?
What are your three major accomplishments?
What kinds of people do you enjoy working with?
What kinds of people frustrate you?
In the past year, what have you been dissatisfied about in your performance?
What can you tell me about your past bosses? Dont talk bad anybody. If there is nothing good to say, just dont say it.
Which is more important to you: money or the type of job?
What have you learned from your activities in college?
What qualities should a successful manager possess?
What two attributes are most important in your job?
What major problem have you encountered and how did you deal with it?
Bạn cần sắp xếp các câu trên theo mục lớn, vd: A) Your background B) Your field of study, C) Your career path D) Why [school] name E) Leadership F) Character G) Beyond Graduation H) Extra-curricular activities .
2) Đây là những điều anh Tường khuyên tôi. Advised:
– Be specific
– Exchange name card
– Listen carefully to the questions, and then answer them in a succinct, honest, and sincere way.
– The purpose of the interview is not for you to sell yourself. Rather it is for you to share with us the lessons learned in professional and personal situations, whether in the role of a team member, a team leader, or as an observer.
3) Những điều khác:
– Hãy tự tin. Chẳng có gì đáng để không tự tin cả. Cùng lắm là ding chứ gì đâu!
– Tự tin sẽ giúp bạn phát huy bản thân tốt nhất, ví dụ như tính hài hước.
– Nhớ tắt di động. Vụ Duke tôi quên không tắt, đang interview thì có điện thoại, tôi bình tĩnh bảo Sorry, I have a call. Just a moment pls rồi ra tắt máy. Vào xin lỗi nó bảo tao quên ** tắt, alumni bảo không sao và chúng tôi vui vẻ nói chuyện tiếp.
– Nghe tiếng Anh và tập nói thật nhiều trước thời gian interview tầm 1 tháng. Đợt đó tối nào tôi cũng bật CNN.
– Chú ý vào timeanddate.com để kiểm tra giờ chính xác của cuộc interview. Trường chỉ gửi cho bạn giờ phỏng vấn tính theo múi giờ tại khu vực của trường, bạn phải tự xem nó ứng với mấy giờ chỗ bạn.
– Nhớ gửi thank you email sau khi PV xong. Trong đó ngoài chuyện cám ơn thì có thể nhắc đến một chi tiết thú vị từ interview hoặc nêu một ý nào đó bạn muốn bổ sung cho một câu trả lời nào đó trong cuộc PV.
– Trong trường hợp không phỏng vấn face to face và bạn không muốn phỏng vấn qua phone thì có thể đi sang nước khác để PV (thường là với alumni). Hơi tốn kém nên bạn cần tính xem có đáng đầu tư không. Hồi Duke tôi đăng kí đi Thái nhưng sau đó trường không có alumni PV ở Thái nên chuyển PV qua phone. Phỏng vấn face to face thường là vui và dễ diễn đạt hơn qua phone.
– Trang phục: business attire. Với nữ thì thường là áo vét đi kèm với váy hoặc quần cùng bộ. Áo trong là sơ mi hoặc cổ tròn/quây/hai dây đều không sao. Giày có mũi che ngón chân. Dùng tất giấy nếu mặc váy. Mục này là Phương Hoa nem tư vấn cho tôi.
– Anh Quang Haas, một trong những người đầu tiên giúp đỡ tôi hồi 2007, khi làm mock-interview cho tôi thì có khuyên là: Mỗi câu hỏi em chỉ có dưới 1 phút để trả lời. Nên phải to the point, gọn gàng. Bọn Mỹ không có kiên nhẫn để nghe một câu trả lời dài dòng. Điều này tôi luôn ghi nhớ về sau. Trên thực tế, sẽ có những câu bạn trả lời dài quá 1 phút, có những câu ngắn, thậm chí chỉ vài từ nhưng quan trọng là cách trả lời phải gọn gàng và sáng ý, và to the point.
12. NEGOTIATION
Bạn đọc thread này trong forum vietmba nhé: http://www.vietmba.com/showthread.ph…ight=negotiate Trong mọi trường hợp, lời khuyên thì nhiều nhưng quyết định thì của bạn. Cả bài viết của tôi cũng thế thôi, chỉ là một case study cho bạn tham khảo.
Khi tôi nhận kết quả của Duke thì chưa có gì trong tay để đàm phán vì round 1 tôi chỉ apply Duke và Carlson, Duke có kết quả từ tháng 12 trong khi Carlson phải giữa tháng 2 mới biết. Mà Carlson cũng không phải là đối trọng của Duke. Negotiate thì không thể để lâu. Suy đi tính lại tôi quyết định negotiate luôn với Duke trên cơ sở chính là: Việt Nam nghèo và tao là nữ nhưng đất nước tao đang thay đổi rất nhanh, trở thành cơ hội hấp dẫn cho thế giới và tao sẽ make impact cho Việt Nam cũng như đóng góp xyz cho Duke. Cũng nói thêm một cách vắn tắt là tao thích Duke vì sao.
Đến thời điểm này thì tôi negotiate được với Duke về scholarship từ 25% tuition lên 50%. Khi đàm phán Carlson thì tôi đưa tên Duke vào, bảo là Duke cho tao generous scholarship package. Kết quả Carlson chưa biết thế nào. Thông tin này trường yêu cầu là confidential. Hi vọng nếu một ngày đẹp trời Duke biết được thì cũng lượng thứ cho tôi, vì tôi post ra đây cũng do thiện chí muốn giúp đỡ các bạn khác, và biết đâu quảng cáo được tí cho Duke :p (công nhận Duke thật là dễ thương).
13. TIMELINE
Phù, vụ apply nhiều thứ phải nghĩ quá bạn nhỉ! Đừng lo, một timeline tốt sẽ giúp bạn phân bổ thời gian, nguồn lực và thực hiện một cách hiệu quả, để không phải va vấp và làm mọi thứ hai lần như tôi. Nhưng nếu có phải làm hai lần thì cũng chả sao, tái ông thất mã mà bạn. Nhưng dù sao đã làm thì phải quyết tâm!!
Mình tính ngược từ lúc bạn apply nhé. Ta xác định sẽ chiến round 1 cho nó nhiều cơ hội. Ok, chốt là tháng 10 phải xong toàn bộ 5 trường đi. Vậy timeline sẽ như sau:
Tháng 10&11
– Hoàn thiện và Submit hồ sơ (nhớ kiểm tra checklist từ sớm)
– Tham gia các MBA fair để phỏng vấn trực tiếp nếu có thể
Tháng 9
– Xin fee waiver (nếu muốn)
– Chốt trường sẽ apply
– Tìm hiểu sâu về trường để lấy dữ liệu viết essay
L– Essay: viết sửa viết sửa viết sửa.
Tháng 8
– Nghiên cứu về trường, tìm người quen (việc này nên làm sớm hơn nữa thì càng tốt)
– Đọc câu hỏi essay năm bạn apply (tầm này một số trường đã có) và nghĩ hướng
– Ra shortlist 10 trường
– Ké các bạn đi Mỹ học để gửi transcript sang Mỹ
– Chuẩn bị LOR, CV
– Đăng kí Chương trình Personal Coaching (xin mentor) trên forum vietmba (** biết forum us-guide có không, forum bên này cũng hay lắm). Có khi tháng 9, tháng 10 bạn mới có mentor nên đừng phụ thuộc vào chương trình này. Hãy chủ động tìm mentor ngoài chương trình Personal Coaching, tạo lập mối quan hệ càng sớm càng tốt.
Tháng 7:
– Làm self-assessment (việc này nên làm sớm hơn nữa thì càng tốt)
– Đọc các essay năm trước và brainstorm (các essay năm sau thường chỉ khác 1 tí hoặc thậm chí giống y chang luôn).
Tháng 6:
– Thi xong GMAT, TOEFL/IELTS
– Tìm hiểu thông tin về hệ thống giáo dục Mỹ, các nội dung liên quan đến apply
– Tìm thông tin về trường, đăng kí vào mailing list và yêu cầu trường gửi brochure
– Chuẩn bị các giấy tờ cần công chứng/ xác nhận (nếu trường nghỉ hè thì phải làm sớm hơn)
Tháng 5:
J– Đăng kí thành viên forum vietmba và us-guide càng sớm càng tốt, chịu khó post bài để đóng góp + làm quen + đọc được các thread có nội dung sâu về MBA bị đặt chế độ private + tìm cơ hội có được mentor. Nên nhìn trước ngó sau trước khi post bài, nhỡ có bị ban nick hoặc bị mắng thì cứ bình tĩnh, từ từ rồi khoai sẽ nhừ
– Làm trước càng sớm càng tốt những việc nêu trên nếu có thể
– Làm các việc khác mà tôi quên không kể ra ở đây!
Cái timeline này là tôi kể ra những việc chính bạn cần làm và áng chừng thời gian. Nếu bạn làm những việc này sớm hơn thì tốt, nhưng nếu muộn hơn thì chắc cũng không chết đâu. Nhưng rõ ràng cơ hội sẽ giảm đi. Hồi apply tôi dán 1 câu lên trên vách bàn làm việc của mình. Câu đó như sau:
Do chậm trễ, một việc dễ biến thành việc khó.
Do chậm trễ, một việc khó biến thành việc không làm nổi.
Mặc dù đã hô khẩu hiệu to như thế nhưng bệnh nước đến chân mới nhảy ngấm hơi bị sâu trong máu tôi (hix, tôi tự bao biện là mình bận thế cơ mà!). Cái giá của nó là bị ding 50% số trường. Một điều hết sức củ chuối suốt quá trình apply của tôi là làm cái gì cũng sát deadline và gấp gáp. Mặc dù đã thử một phát từ 2007 nhưng đến 2008 mọi thứ vẫn như mới, ngoài điểm GMAT có trong tay. Bốn trường tôi nộp trong năm 2008 chỉ có Minnesota là tử tế nhất còn 3 trường kia thì đến gần deadline còn phải suy nghĩ xem mình có nên chờ round sau không. Với Duke (round 1, giữa tháng 10), tôi gửi anh Tường xem essay trước 1 tuần 10 ngày gì đó và viết em xin lỗi vì gửi anh hơi sát ngày. Với Minnesota (round 1, đầu tháng 12), tôi cách deadline 3 ngày và viết là em xin hứa đây là lần cuối cùng em làm gấp gáp thế này (đúng giọng lưỡi viết bản kiểm điểm). Nhưng đến Kellogg (round 2, tháng 1) thì tệ đến mức đến chiều ngày deadline vẫn còn cặm cụi với essay nên thành ra không dám gửi anh xem nữa (các bạn nhớ nhé, đừng bao giờ hứa với ai đây là lần cuối cùng). Đến Wisconsin (round 2, tháng 2) thì mất dạy vô cùng là 2 ngày trước deadline tôi phát hiện ra mình bị sót 3 essay hỏi về các skill gì gì đó, trong khi 4 essay lớn thì vẫn chưa cái nào hoàn thiện!!! Cuống cuồng đến tận 12h đêm ngày dea.Ldline thì nhắm mắt submit
Tôi nghe giang hồ đồn là một số mentor sẽ yêu cầu bạn gửi essay trước 1 tháng để họ sắp xếp thời gian comment. Như thế mà sau 1 tháng họ bảo bạn phải viết lại thì bạn dễ hy sinh lắm. Có mentor thì chỉ comment trên hồ sơ final của bạn thôi. Điều này hoàn toàn thông cảm được vì ai cũng bận rộn với chuyện học hành, công việc, cuộc sống Không phải ai cũng may mắn được anh Tiến và anh Tường làm mentor như tôi để mà lấn lướt :p Nên bạn phải trao đổi với mentor trước và thống nhất về cách phối hợp và thời gian. Bạn phải nỗ lực để chứng tỏ rằng mình là người xứng đáng được nhận sự giúp đỡ.
Lời kết
Con đường MBA cũng giống như một cuộc phiêu lưu. Bên cạnh những thách thức và khó khăn, bạn sẽ có những người bạn đường mới, những khám phá mới, những cảm xúc mới. Cuộc sống phong phú hơn, rộng lớn hơn
Đây chỉ là chặng khởi đầu. Bản thân tôi sẽ có rất nhiều điều phải làm phía trước. Những thách thức tôi chưa bao giờ biết đến. Nhưng tôi vững tin vì luôn có những người sẽ giang tay giúp đỡ khi tôi cần. Bài viết này tôi không có điều kiện nhắc hết được tên những anh chị, bạn bè đã chia sẻ, động viên và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình apply. Tôi luôn nhớ đến họ và luôn cầu chúc cuộc sống sẽ luôn mỉm cười với họ. Họ đã truyền cảm hứng cho tôi để thắp lên mong ước tạo dựng một cộng đồng người Việt đoàn kết, trí tuệ và khao khát vươn tới.
Nguồn: Bạn Minh Hà – TẠO DỰNG MỐI QUAN HỆ

CHUYỂN ĐỔI VĂN BẰNG ĐIỀU DƯỠNG ÁO