DU HỌC NGHỀ ĐỨC, MIỄN HỌC PHÍ

Tổng hợp Kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ học bổng Erasmus Mundus

Tổng hợp Kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ học bổng Erasmus Mundus 

Đây là bài tổng hợp kinh nghiệm mà mình lượm lặt được từ các diễn đàn du học (chủ yếu là TTVNOL) qua các năm. Lý do mình làm điều này là để tiết kiệm thời gian cho những bạn đi làm như mình, không có quá nhiều thời gian để lọ mọ đọc hàng trăm pages trên diễn đàn, mà vẫn có thể có những thông tin hữu ích trợ giúp cho việc chuẩn bị hồ sơ xin học bổng. Một lần nữa cám ơn rất rất nhiều những chia sẻ nhiệt tình của các bạn trên thread Học bổng Erasmus Mundus qua các năm nhé!
 


 

1.  Tất cả chương trình học bổng Erasmus Mundus (EM) là cạnh tranh toàn cầu, và không phân biệt nhà nước hay tư nhân. Học bổng EM thường kêu gọi hồ sơ vào hai thời điểm:
·         Giữa tháng 9
·         Giữa tháng 1
Mặc dù tới thời điểm nói trên, EM mới công bố chính thức thông tin chi tiết các khoá học, các bạn vẫn có thể chuẩn bị hồ sơ từ trước.

2.  Từ năm 2014, EM sẽ gộp với nhiều chương trình khác (Erasmus, Comenius, Grundtvig) thành “Erasmus +” –> sẽ có nhiều thay đổi về chương trình, cấu trúc, cách apply, fund as well (hình như tăng 70% ngân sách), thì sẽ không có mấy thay đổi.

3. Thi APS: bao gồm phần bài tập (5-10′) và phần phỏng vấn (10-15′). Nhìn chung, họ sẽ hỏi các môn có trong bảng điểm của mình (kinh nghiệm là những môn chuyên ngành, môn điểm rất cao, môn điểm rất thấp, môn bị thi lại), chọn chương trình học gì ở Đức. Kinh nghiệm từ 1 bạn iPlan — apply 4CITIES năm 2014 thế này:
·         Nếu chuyên ngành quy hoạch: 2 câu hỏi viết (một câu thiên về Đô thị hóa gì đó, một câu hỏi về Quy hoạch chi tiết, cái này thì tùy từng bạn và hồ sơ của bạn). Sau đó, vào phần 2 là trả lời câu hỏi của 2 GS về bài viết vừa rồi, và một vài câu hỏi liên quan như ngành học, định hướng này nọ.
·         Chuyên ngành kiến trúc – kết cấu -xây dựng: cũng có 2 câu hỏi (một câu thiên về lý thuyết – một câu cho một cái mặt bằng – tùy loại công trình – rồi binh). Sau đó vô phần 2 là bảo vệ phương án đó cũng với 2 GS, và mấy câu hỏi về bản thân và định hướng như trên.
Tuy nhiên, theo bạn Jesuisbanal (TTVNOL) rất nhiều bạn (>10) đi Đức, Áo (là những nơi đòi APS), qua những chương trình EM khác nhau, chưa bạn nào phải có APS cả. Chỉ với các bạn đi học tự túc ở Đức, APS là bắt buộc. Nếu apply qua học bổng thì không cần APS. Anw, các bạn nên check với coordinator của trường sớm để đỡ mất thời gian.

4.  Những bạn tốt nghiệp or học toàn bộ bằng tiếng Anh vẫn phải submit IELTS/TOELF  (do Việt Nam ko phải là nước nói tiếng Anh)

5.  Chỉ được apply tối đa 3 courses.

6. Với khoá EPOG, có một số lưu ý sau:
·         2 LoRs (trong đó 1 LoR của professor và 1 LoR của employer)
·         SoP giới hạn dưới 500 từ
·         Chấm điểm: 15% dựa vào CV, kiến thức kinh tế và kinh nghiệm; 35% dựa vào điểm Đại học (ít nhất 7.0/10); 20% dựa vào SoP và LoRs; và 30% dựa vào điểm tiếng Anh.

7. Với khóa EMLE, có một số lưu ý sau:
·         2 LoRs (trong đó 1 LoR của professor và 1 LoR của employer) , chiếm 10% tổng điểm. LoR phải được gửi trực tiếp vào mail của chương trình
·         1 SoP (2 trang, nói rõ hiểu biết của bạn về việc học luật & kinh tế học và tại sao bạn muốn học chương trình này), chiếm 25% tổng điểm
·         CV: 25% tổng điểm (sử dụng Europass)
·         Bằng cấp (bao gổm bằng ĐH và bảng điểm): 40%
·         Admission fee: 35 eu cho thí sinh đăng ký từ VN

8. Lưu ý khi nộp hồ sơ bản hard copy sang KU Leuven – bạn dieuhang – EM 2013

Khi upload hồ sơ online các bạn chỉ cần upload bản dịch công chứng. Còn khi gửi hồ sơ sang bên này thì một là các bạn gửi bảng điểm và bằng được trường công chứng hoặc trường cấp. Hai là trong trường hợp trường không công chứng thì các bạn mang bằng và bảng điểm đến 40 trần phú để hợp thức hóa lãnh sự rồi mang bản đã hợp thức hóa đem dịch sang tiếng anh sau đó mang bản tiếng anh đến 40 trần phú hợp thức hóa bản tiếng anh. Cuối cùng mang đến ĐSQ Bỉ để đóng dấu. Vì bên này k tin tưởng và k hiểu về chứng thực ở VN nên trong yêu cầu của trường cũng nói khá rõ hoặc là do cơ sở đào tạo xác nhận hoặc là qua DSQ. Với trường hợp của mình thì bằng và bảng điểm Master được trường cấp nhiều bản và bằng tiếng anh nên đơn giản, nhưng bằng và bảng điểm đại học mình phải làm theo quy trình 2 như đã nói ở trên. Các bạn học bên này theo mình biết thì đều đi theo 2 quy trình như thế. Sau khi nhận đc hồ sơ qua bưu điện để xác nhận ngta mới accept và cấp admission cho mình. Ngày trc mình dùng dịch vụ gửi nhanh tốn khoảng hơn 700 và 4 ngày thì tới có thể tracing thư mình đc.


9. Về việc công chứng giấy tờ:  

·         Công chứng sẽ đóng dấu lên bản photo, chứng nhận bản photo đó đúng là nguyên mẫu (hoặc dịch chính xác) từ bản gốc, vì vậy khi đi công chứng phải mang bản gốc. Sau này có những tài liệu cần phải được công nhận song phương hoặc quốc tế, nên cần phải chứng thực ở Cục Lãnh sự, mục đích của việc này là để chứng thực giá trị của tài liệu đó, không phải là tài liệu giả, được đảm bảo bởi nước CHXHCNVN. Như vậy, cần phải công chứng bản photo của cả 4 cái nếu phải gửi hồ sơ sang trường (vì mình không thể gửi bản gốc được), nếu chỉ nộp online thì scan từ bản gốc là được (không phải scan bản photo có công chứng). Ngoài ra sau này CÓ THỂ sẽ phải chứng thực lãnh sự 2 cái tài liệu 1 và 2, vì 2 cái này chưa được chứng nhận quốc tế, còn 3 và 4 thì không cần.
·         Riêng bảng điểm kết quả thi IELTS/TOEFL, khi đăng ký thi mình sẽ được gửi kết quả sang thẳng 4 trường miễn phí (TOEFL), hoặc nhận được vài bản kết quả của IELTS, nên gửi bản này đi thay vì photo công chứng. Nếu không có, phải order thêm từ ETS/British Council mà gửi.
·         Ở nhiều trường đại học, ở phòng công chứng cấp quận là đủ thẩm quyền công chứng bằng đại học và bảng điểm cho các bạn, nhưng mình khuyên các bạn đi đến các trung tâm du học công chứng của thành phố Hà Nội, các công ty công chứng tư, nhanh hơn (1-2 ngày là xong, thậm chí 1 buổi chiều). Bạn nào ở gần đoạn Bà Triệu thì ra Bà Triệu, bạn nào ở mạn Cầu Giấy – Nguyễn Chí Thanh thì ra Trần Đăng Ninh, rất nhiều cửa hàng, bạn nào ở Thanh Xuân thì ra Nguyễn Trãi đoạn trường tự nhiên – trường ĐHHN, chỉ cần chọn cửa hàng hơi to to tí là ok.
·         Nếu bằng và bảng điểm bằng TA (hoặc song ngữ) thì scan lên là ok. Nếu tiếng việt thì dịch + công chứng rồi scan cái bản công chứng đó lên. Đó là online. Nếu nộp hard-copy thì tất cả đều cần công chứng hoặc dịch+công chứng.
Như vậy tóm lại là họ cần nhìn thấy cái dấu đỏ, bằng + bảng điểm song ngữ, scan có dấu đỏ chóe của trường –> ok
Bằng + bảng điểm phải dịch –> mất dấu đỏ của trường –> thay bằng dấu công chứng –> ok
Nộp hard-copy, cái gì cũng cần photo, mất dấu đỏ của văn bằng –> cần dấu đỏ công chứng –> ok

10. Motivation letter (Với khoá GEMMA, các khoá khác nếu có yêu cầu tương tự cũng có thể tham khảo)

·         Không có word limit dành cho bài motivation letter.
·         Bài viết dưới dạng essay, ko cần dùng cái template Motivation model mà họ up đâu, họ chỉ viết như thế cho rõ ràng 4 câu hỏi mà bài motivation cần trả lời thôi.
·         Phần motivation ở Application Form (có giới hạn 150 words) là tóm tắt lại ý chính của bài motivation mà mình gửi kèm trong file attach, nên ý tứ phải giống nhau và thống nhất.

 

CHUYỂN ĐỔI VĂN BẰNG ĐIỀU DƯỠNG ÁO