8 câu hỏi quan trọng bạn nên đưa ra trong mỗi cuộc phỏng vấn xin việc
- How do you see this position evolving in the next 3 years?
It can also help to identify whether the role may be unsuitable for your own goals. For example, if the interviewer cannot give you a clear answer, you might consider it as a dead-end job. Alternatively, the role may evolve in a different direction to your own career goals, such as leading you down a very specialized path that could actually make you less employable outside of that specific business or industry sector.
- How will the work I’ll be doing contribute to the organization’s mission?
As a result, this question helps give you some clues as to whether or not you’ll be provided everything you need to be successful and contribute to the company’s growth, or if you’ll end up struggling for internal resources and receive less job security in a less important part of the business.
- How would you define success in this position?
This will help you piece together a benchmark for the standards the company will expect you to work towards, as well as an understanding of whether you have the right skills.
- What’s the company culture like?
- Do you offer continual training and professional development?
- Why has this position become available?
- How does the role relate to the overall structure of the organisation?
- What concerns do you have about me for this position?
Bản dịch:
Dưới đây là danh sách các câu hỏi quan trọng nhất bạn nên hỏi trong mọi buổi phỏng vấn xin việc.
- Làm thế nào để bạn thấy sự phát triển của vị trí này trong 3 năm tiếp theo?
Câu hỏi phỏng vấn này là câu hỏi yêu thích của Jared Brown (người đồng sáng lập Hubstaff) vì nó lịch sự và tinh tế cho thấy ứng viên đang tìm kiếm một vị trí mà họ có thể phát triển dài hạn. Đó là một câu hỏi quan trọng vì nó có thể giúp bạn đánh giá vị trí này có hay không giúp bạn đạt được mục tiêu nghề nghiệp lâu dài.
Câu hỏi này cũng có thể giúp xác định vị trí này không phù hợp cho mục đích của bạn. Ví dụ, nếu người phỏng vấn không thể cung cấp cho bạn một câu trả lời rõ ràng, bạn có thể xem đó như một ngõ cụt. Ngoài ra, vị trí này có thể phát triển theo một hướng khác với mục tiêu nghề nghiệp của bạn, chẳng hạn như đưa bạn sang một con đường rất đặc biệt mà thực sự có thể làm bạn khó được tuyển dụng bên ngoài của một ngành nghề đặc trưng.
- Công việc của tôi sẽ góp phần như thế nào vào sứ mệnh của tổ chức?
Đây là một câu hỏi tuyệt vời được đề nghị bởi Dave Kerpen, CEO của Likable Local. Đây không phải là một câu hỏi đơn giản chỉ có nghĩa là để cung cấp cho bạn một sự thúc đẩy nhưng nó sẽ giúp bạn hiểu được bạn sẽ được coi là một phần quan trọng của các hoạt động hay không. Thực tế, nếu vị trí bạn đang ứng tuyển không có ý nghĩa quan trọng cho sứ mệnh của tổ chức, quản lý có thể đưa bạn vào bộ phận ít nguồn lực để hoàn thành các dự án và ít ngân sách cho việc tăng lương hay tiền thưởng. Tệ hơn nữa, đó là những bộ phận không cần thiết mà thường là những người đầu tiên bị nhìn thấy như dư thừa và cần cắt giảm khi suy thoái diễn ra. Đơn giản chỉ vì các doanh nghiệp không nghĩ chúng ta quan trọng đối với sự sống còn của họ.
Do đó, câu hỏi này sẽ giúp cung cấp cho bạn một số gợi ý rằng bạn sẽ được cung cấp tất cả mọi thứ bạn cần để thành công và đóng góp vào sự phát triển của công ty hay bạn sẽ chỉ vật lộn với nguồn lực nội bộ và nhận được ít công việc bảo mật, một phần quan trọng của doanh nghiệp.
- Làm thế nào bạn xác định được sẽ thành công ở vị trí này?
Đây là một câu hỏi quan trọng nhất mà bạn có thể hỏi, các câu trả lòi có thể cung cấp cho bạn "thông tin nội bộ" về vai trò đó không có sẵn ở nơi khác. Khi trả lời câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ cung cấp cho bận một số đầu mối rằng mục tiêu nghề nghiệp của bạn phù hợp với vị trí tuyển dụng như thế nào? Ví dụ, bạn sẽ khám phá thêm về các kỹ năng cụ thể mà bạn sẽ cần, những ưu tiên hàng đầu của vị trí này, văn hóa nơi làm việc và (đáng kể nhất) góc nhìn của người trong cuộc về những gì cần để đảm bảo vai trò.
Điều này sẽ giúp bạn xâu chuỗi một điểm chuẩn về các tiêu chí mà công ty mong đợi bạn hướng tới, cũng như để hiểu về việc bạn có đủ các kỹ năng hay không.
- Văn hóa công ty như thế nào?
Vì bạn sẽ dành nhiều thời gian trong ngày tại nơi làm việc, điều quan trọng là đảm bảo bạn có vị trí tại một doanh nghiệp có văn hóa khiến bạn thấy thỏa mái. Lý do quan trọng để hỏi câu hỏi này là để thiết lập sự cân bằng trong công việc - cuộc sống của vị trí ứng tuyển. Ví dụ, bạn sẽ có cơ hội làm việc tại nhà hoặc giờ giấc linh hoạt hoặc bạn sẽ cần phải ở trong văn phòng? Tương tự như vậy, nhân viên thường phải làm việc lâu hơn so với giờ ký hợp đồng của họ hay họ thường xuyên nhận được yêu cầu làm việc cuối tuần? Câu hỏi này rất quan trọng để đảm bảo bạn cảm thấy thỏa mái với những đòi hỏi của vị trí ứng tuyển, đảm bảo bạn không bị kiệt sức hoặc bắt đầu bực bội mỗi khi làm việc.
- Bạn có cung cấp đào tạo liên tục và phát triển chuyên nghiệp?
Đây là câu hỏi cần thiết vì nó sẽ cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng về cách bạn có thể thăng tiến trong sự nghiệp của bạn. Các doanh nghiệp tốt sẽ đầu tư vào đội ngũ nhân viên của họ, vì vậy bạn chắc chắn sẽ được đào tạo về các kỹ năng mới.
- Tại sao vị trí này lại được tuyển dụng?
Tìm hiểu tại sao vị trí này cần tuyển dụng nhân viên một cách tinh tế để hiểu tất cả các thách thức hay cơ hội kinh doanh có thể bạn phải đối mặt. Ví dụ, vị trí đó là mới có tai công ty cho thấy nó đang phát triển. Hoặc có thể là người phụ trách trước đó đã được thăng chức, cho thấy từ vị trí đó có thể phát triển thêm. Ngược lại, các vị trí tuyển dụng có thể là do một ai đó để lại; hoặc thu gọn số người phụ trách. Vì vậy, câu hỏi này có thể giúp chỉ ra những cơ hội phát triển có sẵn, cũng như nếu công ty không phát triển tốt.
- Vị trí đó liên quan đến cấu trúc tổng thể của tổ chức như thế nào?
Đây là một câu hỏi lớn để tìm ra những người bạn sẽ cùng làm việc với họ ngày qua ngày. Nó cũng sẽ cho bạn cơ hội để làm việc theo nhóm và đóng góp vào sự thành công của công ty. Câu trả lời sẽ giúp tiết lộ những người sẽ nhận được báo cáo từ bạn và những người sẽ báo cáo cho bạn, hoặc ngược lại là bạn sẽ báo cáo với một số người thông qua ma trận quản lý. Đây là một cách tuyệt vời để khám phá vị trí này sẽ phù hợp với phong cách làm việc của bạn hay không. Hãy tìm một câu trả lời phù hợp với sở thích của bạn, giống như việc bạn cảm thấy thoải mái khi làm việc trong một nhóm, hoặc muốn toàn quyền kiểm soát các dự án.
- Điều gì khiến bạn quan tâm đến tôi cho vị trí này?
Đôi khi quá thẳng thắn, đây là một câu hỏi tốt để kết thúc cuộc phỏng vấn và sau đó dù bất kỳ lý do gì khiến bạn có thể không nhận được công việc, thì nó cũng sẽ đem lại cho bạn một cơ hội. Ví dụ, người phỏng vấn có thể cho rằng bạn thiếu kinh nghiệm so với các ứng cử viên khác, và bạn có thể đối phó bằng cách thảo luận kinh nghiệm mà bạn có một cách chi tiết hơn. Tương tự như vậy, họ có thể đã hiểu lầm một vài điểm về bạn trước đó và điều này cho phép bạn để giải quyết vấn đề trước khi quá muộn.
Bình luận