Kinh nghiệm tự ôn và luyện thi TOEFL IBT của Trần Lan Hương
Bài viết chia sẻ kinh nghiệm tự học và thi TOEFL ibt của Trần Hương Trang, cựu Social Media Manager của USguide. Trong bài viết là hướng dẫn tỉ mỉ từng bước từ tạo động lực, lên kế hoạch đến lựa chọn tài liệu ôn luyện và những điều cần lưu ý trong phòng thi.
Mình mới thi Toefl tại Language Link Yên Phụ và đang trong quá trình đợi điểm. Lần thi đầu tiên nên áp lực tâm lý nên làm bài không được tốt lắm. Thi ở Language Link Yên Phụ khá ổn. Máy tính mới và chạy tốt, yên tĩnh. Trong lúc “nhàn cư vi”, mình xin “bất thiện” chia sẻ một số điều về việc học và thi TOEFL dưới đây. Hy vọng chút kinh nghiệm ít ỏi của mình sẽ giúp ích được cho các bạn.
Làm pre-test: Trước khi bắt tay vào tìm hiểu về từng phần trong TOEFL, bạn hãy dành thời gian làm 01 bài full test để xác định mức điểm hiện tại của mình, và đừng quá hốt hoảng nếu kết quả quá thấp so với target của bạn. Một khi biết mình đang ở đâu, việc lên kế hoạch của bạn sẽ bớt khó khăn hơn nhiều. (VD: nếu có background tốt, ngữ pháp vững, nói trôi chảy, thì khoảng thời gian ôn của bạn rút ngắn lại, cường độ ôn thi có thể giãn ra; còn nếu background chưa vững, nói kém, viết kém, bạn cần đầu tư thêm vài tiếng một tuần để ôn luyện các kĩ năng còn yếu).
Lên kế hoạch chung cho từng giai đoạn: mình ôn TOEFL bắt đầu từ tháng 6/2014, và thi vào tháng 10/2014 (tức là mình có 6 tháng để ôn luyện. Trong khoảng thời gian này, mình chia thành các giai đoạn nhỏ như sau:
Giai đoạn 1 - học các kĩ năng cơ bản cho từng phần (trong 2 tháng): Khoảng thời gian này mình lại chia thành 2 mốc nhỏ là tự học, và lập nhóm.
Giai đoạn 2 - luyện đề + review kĩ năng (2 tháng): mình dành khá nhiều thời gian cho phần này. Mấy tuần gần thi, có những ngày mình làm ít nhất 1 full test/ngày, có những ngày mình chỉ tập trung ôn luyện 1 kĩ năng.
Không học khi mệt hay vào những khoảng thời gian bạn thấy mất tập trung: cố học khi mệt sẽ chỉ khiến bạn thêm nản và mất thời gian. Hãy gấp sách lại và đi ngủ một giấc. Lúc tỉnh dậy, bạn sẽ có nhiều năng lượng hơn để làm bài hiệu quả. Vào những lúc bạn phải lo nhiều việc cá nhân khác hay thấy dễ xao nhãng (gần giờ ăn cơm, lúc chuẩn bị đi học…), hãy để việc học sang một lúc bạn có thể sẵn sàng tập trung vào chỉ việc học thôi.
Xác định một khoảng thời gian nhất định trong ngày tập trung vào học: khoảng thời gian vàng của mình là từ 8-11h tối. Để tránh mất tập trung, khi học, mình tắt hết các thứ có thể gây xao nhãng như FB, email, wifi điện thoại…), thậm chí có hôm còn ngắt toàn bộ mạng để học. Mình cứ tập dần như vậy được một thời gian thì mình quen với cái nhịp học, nên không ngắt wifi cũng tự động chuyển sự tập trung sang việc học.
Cuốn Barron mình dự định lúc đầu sẽ dùng, nhưng sau chỉ dùng tham khảo qua một chút thôi. Phần các kĩ năng của Barron mình thấy họ viết khá chi tiết và áp dụng hiệu quả. Bạn có thể tham khảo và xem nó có phù hợp với mình hay không.
Phần đề full test mình chủ yếu dùng trong TPO (bản 30 tests). 01 tuần trước khi thi, mình có làm thử bộ 7 đề Barron nhưng thấy quá tricky và không sát với đề thi. Nếu có thời gian, bạn nên tham khảo bộ đề này để thử sức mình, nhưng không nên quá sợ hãi với nó Description: :D.
Về trick cho kĩ năng, mình luyện Notefull, nhưng chỉ để tham khảo thêm. Các tips của Notefull khá hữu dụng cho bạn trong quá trình làm đề. Tuy nhiên, có 1 phần Integrated Writing của Notefull mình thấy vô lý, đó là họ nói rằng mình có thể copy nguyên các từ trong article vào bài.
Mình không chú trọng vào việc dàn trải quá nhiều sách (vì mất thời gian + mệt). Thay vào đó, mình sử dụng 1 cuốn sách chính, và xung quanh là các tài liệu tham khảo bổ trợ, cộng với làm đề và review. Delta’s Key là cuốn chính mà mình sử dụng. Các tài liệu như Notefull, Barron… là tài liệu bổ trợ.
Voice recorder trong máy tính: dùng để record bài nói, rất tiện lợi và gọn nhẹ
Memrise: dùng để học từ vựng theo dạng flashcard (có cả ảnh minh họa + phát âm). Có thể dùng trên web hoặc cài vào điện thoại smartphone (Android, iOS). Trên Memrise có sẵn 1 bộ flashcard list 400 từ. Bạn chỉ cần tìm bộ đó để tải về học, không cần tạo mới.
Đồng hồ đếm ngược
>> Gợi ý chọn trường du học Úc
>> Gợi ý chọn trường du học Mỹ
Câu summary là câu mình hay bị mất điểm nhất. Sau một khoảng thời gian ngu dại với câu này, mình mới phát hiện ra 1 chân lý đó là tìm keyword (1 từ thôi nhé) trong câu statement, ghi hẳn keyword này ra giấy (với mình thì nếu không ghi, mình hay bị lẫn lộn lung tung), từ đó dò ra các ý dựa vào keyword đó. VD đề hỏi về 3 impacts thì chỉ nhằm đúng chỗ nào nói về impacts mà đưa vào thôi.
Với các bạn nghe kém, bạn có thể luyện tập viết chính tả. Chọn các bài academic lecture có trên mạng (TED, Coursera …). Mỗi ngày dành 15 phút viết chính tả theo video, sau đó kiểm tra lại. Bạn cứ làm như vậy một thời gian, đảm bảo tai của bạn sẽ nhạy với lecture hơn rất nhiều. Nếu có thêm thời gian, bạn có thể tra từ mới, cấu trúc mới của bài chính tả để thêm vốn từ vựng.
Sự đều đặn trong Listening cực kì quan trọng. Hãy đảm bảo mỗi ngày bạn có ít nhất nửa tiếng nghe (nghe để làm bài, hay chỉ nghe để quen tai khi bạn bận việc nào đó hay mệt không muốn học). Có 1-2 tuần trong khi ôn, mình có lười nghe, và lúc quay lại thì hơi bị choáng.
Nếu làm TPO hoặc practice test nào khác ở dạng có thể nghe lại được, đừng cố gắng nghe lại. Kết quả làm bài trong lần đầu tiên sẽ chính xác nhất, các kết quả trong các lần nghe tiếp theo đều là vô dụng.
Hãy ghi âm lại mọi câu trả lời của bạn, và tự nghe lại + nhận xét (nhớ lưu vào 1 folder để theo dõi dần nhé).
Bấm giờ theo đúng quy định thi cho mọi câu trả lời của bạn, tính từ bài tập nói đầu tiên.
Nếu cảm thấy nản hay muốn có người nhận xét bài nói của bạn, hãy cùng luyện nói với các bạn cùng nhóm học (nếu bạn học theo nhóm). Nhóm mình học hay luyện nói qua Skype. Hàng ngày cứ 11h tối là mọi người onl Skype để cùng nói theo từng đề. Mỗi người sẽ nói 1 đề, mà nhóm có 5 người => 1 buổi sẽ làm được ít nhất là 5 đề. Ah, đừng quên tổng hợp các ideas cho từng đề vào 1 file excel chung cho nhóm. Khi chuẩn bị thi, mọi người trong nhóm chỉ cần lôi cái file này ra để ôn lại thôi.
Bài viết yêu cầu tối thiểu là khoảng hơn 300 từ. Tuy nhiên, để điểm của bạn đạt được mức cao hơn, bạn cần cố gắng viết được gần 500 từ khi đi thi, tức là lúc luyện thì viết hơn 500 từ, cố gắng đưa các từ academic vào bài nhiều nhiều một chút (nhưng đừng nhiều quá, sẽ bị trừ điểm).
Nguyên tắc đầu tiên khi viết bài là làm phần mở bài và kết luận trước. Tiếc là mình giờ mới biết mẹo này, nên mình đã không viết kịp kết luận và bị trừ điểm structure.
Trong khoảng 1-2 tuần trước khi thi, mỗi ngày mình viết khoảng 4-5 bài essay (tính cả integrated và independent).
Với các bài essay chưa kịp viết, mình brainstorm các ý chính để lúc cần vào phòng thi nếu gặp đề đó thì lôi ra dùng luôn.
Nếu có thời gian rảnh, bạn có thể lập 1 trang blog chỉ viết bằng tiếng Anh, và hàng ngày hay hàng tuần, hãy cố gắng dành thời gian viết (tốt nhất là về 1 chủ đề nào đó tương tự như các chủ đề có trong phần viết của Toefl). Mình nghĩ đây là 1 cách vừa học vừa chơi khá hay.
Điều quan trọng không kém việc làm test là review kết quả. Review bao gồm tính điểm và xem nguyên nhân cho các câu mình bị sai. Việc xác định nguyên nhân làm sai cực kì quan trọng. Bạn hãy ghi lại các lỗi sai của mình một cách chi tiết để xem lại sau này, và để quen với việc loại trừ một cách có cân nhắc.
Lập 1 file Excel và ghi điểm của bạn sau mỗi lần làm test. điều này sẽ giúp bạn ước chừng mức điểm trung bình khi đi thi thật
Mình mới thi Toefl tại Language Link Yên Phụ và đang trong quá trình đợi điểm. Lần thi đầu tiên nên áp lực tâm lý nên làm bài không được tốt lắm. Thi ở Language Link Yên Phụ khá ổn. Máy tính mới và chạy tốt, yên tĩnh. Trong lúc “nhàn cư vi”, mình xin “bất thiện” chia sẻ một số điều về việc học và thi TOEFL dưới đây. Hy vọng chút kinh nghiệm ít ỏi của mình sẽ giúp ích được cho các bạn.
1. Lên kế hoạch và tạo động lực
a. Lên kế hoạch
Lên kế hoạch là một phần cực kì quan trọng, góp phần giúp bạn giảm chi phí tiền bạc và thời gian, mà đạt được kết quả thi như mong muốn. Một số tips cho việc lên kế hoạch của mình:Làm pre-test: Trước khi bắt tay vào tìm hiểu về từng phần trong TOEFL, bạn hãy dành thời gian làm 01 bài full test để xác định mức điểm hiện tại của mình, và đừng quá hốt hoảng nếu kết quả quá thấp so với target của bạn. Một khi biết mình đang ở đâu, việc lên kế hoạch của bạn sẽ bớt khó khăn hơn nhiều. (VD: nếu có background tốt, ngữ pháp vững, nói trôi chảy, thì khoảng thời gian ôn của bạn rút ngắn lại, cường độ ôn thi có thể giãn ra; còn nếu background chưa vững, nói kém, viết kém, bạn cần đầu tư thêm vài tiếng một tuần để ôn luyện các kĩ năng còn yếu).
Lên kế hoạch chung cho từng giai đoạn: mình ôn TOEFL bắt đầu từ tháng 6/2014, và thi vào tháng 10/2014 (tức là mình có 6 tháng để ôn luyện. Trong khoảng thời gian này, mình chia thành các giai đoạn nhỏ như sau:
Giai đoạn 1 - học các kĩ năng cơ bản cho từng phần (trong 2 tháng): Khoảng thời gian này mình lại chia thành 2 mốc nhỏ là tự học, và lập nhóm.
Giai đoạn 2 - luyện đề + review kĩ năng (2 tháng): mình dành khá nhiều thời gian cho phần này. Mấy tuần gần thi, có những ngày mình làm ít nhất 1 full test/ngày, có những ngày mình chỉ tập trung ôn luyện 1 kĩ năng.
b. Tạo động lực
Cách tạo động lực tốt nhất với mình là … đăng kí thi từ trước. Khi có áp lực tiền bạc hiện ra trước mắt (không thi tử tế thì phí mấy triệu lận), bạn sẽ tự đặt mình vào khuôn khổ và cần có một bản kế hoạch học thật nghiêm túc. Mình đáng ra thi từ tháng 9/2014, nhưng chần chừ mãi mới đăng kí thi.Không học khi mệt hay vào những khoảng thời gian bạn thấy mất tập trung: cố học khi mệt sẽ chỉ khiến bạn thêm nản và mất thời gian. Hãy gấp sách lại và đi ngủ một giấc. Lúc tỉnh dậy, bạn sẽ có nhiều năng lượng hơn để làm bài hiệu quả. Vào những lúc bạn phải lo nhiều việc cá nhân khác hay thấy dễ xao nhãng (gần giờ ăn cơm, lúc chuẩn bị đi học…), hãy để việc học sang một lúc bạn có thể sẵn sàng tập trung vào chỉ việc học thôi.
Xác định một khoảng thời gian nhất định trong ngày tập trung vào học: khoảng thời gian vàng của mình là từ 8-11h tối. Để tránh mất tập trung, khi học, mình tắt hết các thứ có thể gây xao nhãng như FB, email, wifi điện thoại…), thậm chí có hôm còn ngắt toàn bộ mạng để học. Mình cứ tập dần như vậy được một thời gian thì mình quen với cái nhịp học, nên không ngắt wifi cũng tự động chuyển sự tập trung sang việc học.
2. Sách và tài liệu ôn tập
Về tài liệu, mình dùng khá ít sách. Mình bắt đầu với Longman được hơn 1 tuần và thấy cách chia các kĩ năng của Longman không phù hợp với mình, nên mình chuyển sang Delta’s Key. Tuy nhiên, phần đề của Delta’s Key mình không luyện.Cuốn Barron mình dự định lúc đầu sẽ dùng, nhưng sau chỉ dùng tham khảo qua một chút thôi. Phần các kĩ năng của Barron mình thấy họ viết khá chi tiết và áp dụng hiệu quả. Bạn có thể tham khảo và xem nó có phù hợp với mình hay không.
Phần đề full test mình chủ yếu dùng trong TPO (bản 30 tests). 01 tuần trước khi thi, mình có làm thử bộ 7 đề Barron nhưng thấy quá tricky và không sát với đề thi. Nếu có thời gian, bạn nên tham khảo bộ đề này để thử sức mình, nhưng không nên quá sợ hãi với nó Description: :D.
Về trick cho kĩ năng, mình luyện Notefull, nhưng chỉ để tham khảo thêm. Các tips của Notefull khá hữu dụng cho bạn trong quá trình làm đề. Tuy nhiên, có 1 phần Integrated Writing của Notefull mình thấy vô lý, đó là họ nói rằng mình có thể copy nguyên các từ trong article vào bài.
Mình không chú trọng vào việc dàn trải quá nhiều sách (vì mất thời gian + mệt). Thay vào đó, mình sử dụng 1 cuốn sách chính, và xung quanh là các tài liệu tham khảo bổ trợ, cộng với làm đề và review. Delta’s Key là cuốn chính mà mình sử dụng. Các tài liệu như Notefull, Barron… là tài liệu bổ trợ.
3. Các công cụ trợ giúp
Google Calendar: miễn phí, có thể gửi thông báo về điện thoại, email, hay trên web đượcVoice recorder trong máy tính: dùng để record bài nói, rất tiện lợi và gọn nhẹ
Memrise: dùng để học từ vựng theo dạng flashcard (có cả ảnh minh họa + phát âm). Có thể dùng trên web hoặc cài vào điện thoại smartphone (Android, iOS). Trên Memrise có sẵn 1 bộ flashcard list 400 từ. Bạn chỉ cần tìm bộ đó để tải về học, không cần tạo mới.
Đồng hồ đếm ngược
>> Gợi ý chọn trường du học Úc
>> Gợi ý chọn trường du học Mỹ
4. Cách học cho từng kĩ năng
a. Học từ:
Mình học từ theo list 400, và học theo kiểu flashcard có cả hình ảnh và âm thanh. Mình sử dụng phần mềm Memrise để học. Tuy nhiên, mình thấy không cần thiết phải học quá nhiều từ, như học hết cái list 400 hay list 1100 chẳng hạn. Điều quan trọng hơn đó là bạn đưa các từ này vào các bài viết/bài nói, hay hiểu được nghĩa từ trong bài đọc. Riêng phần luyện đưa từ vào bài viết, bạn có thể tham khảo Notefull (ở giai đoạn đầu – không cần thời gian). Cách cải thiện từ vựng cho bài viết của Notefull khá hayb. Đọc:
Kĩ năng cốt lõi trong reading là khả năng phân tích bài đọc. Vậy nên khoảng 1-2 phút ban đầu mỗi bài là rất đáng quý để bạn tóm tắt nhanh cấu trúc + nội dung chính của từng đoạn. Với cách này, bạn sẽ nhàn hơn khi trả lời các câu sau, và cũng dễ dàng hơn khi làm câu summary. Mình dùng cách là ghi keyword của từng đoạn ra giấy nháp.Câu summary là câu mình hay bị mất điểm nhất. Sau một khoảng thời gian ngu dại với câu này, mình mới phát hiện ra 1 chân lý đó là tìm keyword (1 từ thôi nhé) trong câu statement, ghi hẳn keyword này ra giấy (với mình thì nếu không ghi, mình hay bị lẫn lộn lung tung), từ đó dò ra các ý dựa vào keyword đó. VD đề hỏi về 3 impacts thì chỉ nhằm đúng chỗ nào nói về impacts mà đưa vào thôi.
c. Nghe
Kĩ năng cốt lõi là take note. Các câu trả lời của bạn có ăn được nhiều điểm hay không phụ thuộc vào cách bạn sắp xếp các ý và chi tiết trong bài ra sao. Điều này chắc các bạn đã xem Notefull đều biết cả rồi.Với các bạn nghe kém, bạn có thể luyện tập viết chính tả. Chọn các bài academic lecture có trên mạng (TED, Coursera …). Mỗi ngày dành 15 phút viết chính tả theo video, sau đó kiểm tra lại. Bạn cứ làm như vậy một thời gian, đảm bảo tai của bạn sẽ nhạy với lecture hơn rất nhiều. Nếu có thêm thời gian, bạn có thể tra từ mới, cấu trúc mới của bài chính tả để thêm vốn từ vựng.
Sự đều đặn trong Listening cực kì quan trọng. Hãy đảm bảo mỗi ngày bạn có ít nhất nửa tiếng nghe (nghe để làm bài, hay chỉ nghe để quen tai khi bạn bận việc nào đó hay mệt không muốn học). Có 1-2 tuần trong khi ôn, mình có lười nghe, và lúc quay lại thì hơi bị choáng.
Nếu làm TPO hoặc practice test nào khác ở dạng có thể nghe lại được, đừng cố gắng nghe lại. Kết quả làm bài trong lần đầu tiên sẽ chính xác nhất, các kết quả trong các lần nghe tiếp theo đều là vô dụng.
d. Nói
Phần nói là phần tệ nhất của mình, lý do là vì mình hay bị nói chậm nên thiếu thời gian. Mình đã cố gắng cải thiện kĩ năng này trước khi thi, nhưng mức độ cải thiện cũng không lên nhiều mấy.Hãy ghi âm lại mọi câu trả lời của bạn, và tự nghe lại + nhận xét (nhớ lưu vào 1 folder để theo dõi dần nhé).
Bấm giờ theo đúng quy định thi cho mọi câu trả lời của bạn, tính từ bài tập nói đầu tiên.
Nếu cảm thấy nản hay muốn có người nhận xét bài nói của bạn, hãy cùng luyện nói với các bạn cùng nhóm học (nếu bạn học theo nhóm). Nhóm mình học hay luyện nói qua Skype. Hàng ngày cứ 11h tối là mọi người onl Skype để cùng nói theo từng đề. Mỗi người sẽ nói 1 đề, mà nhóm có 5 người => 1 buổi sẽ làm được ít nhất là 5 đề. Ah, đừng quên tổng hợp các ideas cho từng đề vào 1 file excel chung cho nhóm. Khi chuẩn bị thi, mọi người trong nhóm chỉ cần lôi cái file này ra để ôn lại thôi.
e. Viết
Ban đầu, mình viết không căn thời gian để luyện các kĩ năng cơ bản. Sau đó, phần lớn thời gian mình căn thời gian và viết đúng theo như thi thật. Các bạn nên lưu ý phần này, thời gian quyết định rất nhiều đến tâm lý, độ dài của bài, cách dùng từ… cho bài viết. Vậy nên, bạn càng viết căn thời gian sớm bao lâu thì càng quen hơn với áp lực cho phần này.Bài viết yêu cầu tối thiểu là khoảng hơn 300 từ. Tuy nhiên, để điểm của bạn đạt được mức cao hơn, bạn cần cố gắng viết được gần 500 từ khi đi thi, tức là lúc luyện thì viết hơn 500 từ, cố gắng đưa các từ academic vào bài nhiều nhiều một chút (nhưng đừng nhiều quá, sẽ bị trừ điểm).
Nguyên tắc đầu tiên khi viết bài là làm phần mở bài và kết luận trước. Tiếc là mình giờ mới biết mẹo này, nên mình đã không viết kịp kết luận và bị trừ điểm structure.
Trong khoảng 1-2 tuần trước khi thi, mỗi ngày mình viết khoảng 4-5 bài essay (tính cả integrated và independent).
Với các bài essay chưa kịp viết, mình brainstorm các ý chính để lúc cần vào phòng thi nếu gặp đề đó thì lôi ra dùng luôn.
Nếu có thời gian rảnh, bạn có thể lập 1 trang blog chỉ viết bằng tiếng Anh, và hàng ngày hay hàng tuần, hãy cố gắng dành thời gian viết (tốt nhất là về 1 chủ đề nào đó tương tự như các chủ đề có trong phần viết của Toefl). Mình nghĩ đây là 1 cách vừa học vừa chơi khá hay.
f. Làm mock test
Làm mock test cực kì quan trọng. Số lượng test/tuần tùy thuộc vào trình độ và việc sắp xếp thời gian rảnh của bạn. Có bạn 1 tuần chỉ làm 1 test, mình thì làm khoảng 2-3 test/tuần trong giai đoạn ôn luyện đề, và 1 full test/ngày cho 1-2 tuần trước khi thi.Điều quan trọng không kém việc làm test là review kết quả. Review bao gồm tính điểm và xem nguyên nhân cho các câu mình bị sai. Việc xác định nguyên nhân làm sai cực kì quan trọng. Bạn hãy ghi lại các lỗi sai của mình một cách chi tiết để xem lại sau này, và để quen với việc loại trừ một cách có cân nhắc.
Lập 1 file Excel và ghi điểm của bạn sau mỗi lần làm test. điều này sẽ giúp bạn ước chừng mức điểm trung bình khi đi thi thật
Bình luận