Ngữ pháp tiếng Anh: Câu bị động trong tiếng Anh - Phần 1
Câu bị động là thể câu thường được dùng trong tiếng Anh.
Khi học về ngữ pháp tiếng Anh, câu bị động là một trong các loại câu mà ta thường dùng nhiều nhất. Vậy hãy cùng xem qua các cấu trúc bị động thường gặp trong tiếng Anh nhé.
Khi học về ngữ pháp tiếng Anh, câu bị động là một trong các loại câu mà ta thường dùng nhiều nhất. Vậy hãy cùng xem qua các cấu trúc bị động thường gặp trong tiếng Anh nhé.
Câu bị động là câu thường được sử dụng trong tiếng Anh (Nguồn: learnesl)
ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI CÂU CHỦ ĐỘNG ĐỂ CÓ THỂ BIẾN ĐỔI THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
- V trong câu chủ động phải là Transitive Verb (Ngoại động từ: đòi hỏi có tân ngữ theo sau)
- Các tân ngữ (trực tiếp, gián tiếp) phải được nêu rõ ràng
QUY TẮC
Khi biến đổi 1 câu từ chủ động sang bị động trong tiếng Anh ta làm theo các bước sau:
- Xác định S, V, O và thì của V trong câu chủ động.
- Lấy O trong câu chủ động làm S của câu bị động.
- Lấy S trong câu chủ động làm O và đặt sau by trong câu bị động.
- Biến đổi động từ chính trong câu chủ động thành V3/ED (Past Participle) trong câu bị động.
- Thêm Tobe vào trước V3/ED trong câu bị động (Tobe phải chia theo thì của động từ chính trong câu chủ động và chia theo số ít hay số nhiều của tùy thuộc vào chủ từ trong câu bị động).
CHÚ Ý:
- Các nội động từ (động từ không yêu cầu 1 tân ngữ nào) không được dùng ở bị động.
e.g.: The sun rises in the East.
- Đặc biệt khi chủ ngữ chịu trách nhiệm chính của hành động cũng không được chuyển thành câu bị động.
e.g.: The US takes charge. (Nước Mỹ nhận lãnh trách nhiệm).
- Nếu là người hoặc vật trực tiếp gây ra hành động thì dùng by nhưng nếu là vật gián tiếp gây ra hành động thì dùng with.
e.g.: The bird was shot with the gun
nhưng The bird was shot by the hunter.
- Trong một số trường hợp to be/to get + V3/ V-ed hoàn toàn không mang nghĩa bị động mà mang 2 nghĩa:
+ Chỉ trạng thái, tình huống mà chủ ngữ đang gặp phải.
e.g.: Could you please check my mailbox while I am gone.
He got lost in the maze of the town yesterday.
+ Chỉ việc chủ ngữ tự làm lấy.
e.g.: - The little boy gets dressed very quickly.
A: Could I give you a hand with these tires.
B: No thanks, I will be done when I finish tightening these bolts.
- Động từ trong câu chủ động có giới từ đi kèm
+ Chúng ta không thể tách giới từ khỏi động từ mà nó đi cùng. Ta đặt giới từ đó ngay sau động từ trong câu bị động.
E.g.: – Someone broke into our house. → Our house was broken into.
– The boys usually picks her up. → She is usually picked up by the boys.
I. Các công thức bị động cụ thể của các thì:
1. Đối với Hiện tại đơn: S +am/is/are + V3/ED
E.G.: English is spoken here.
2. Đối với Hiện tại tiếp diễn: S + am/is/are being + V3/ED
E.G.: The house is being painted.
3. Đối với Hiện tại Hoàn thành: S +have/has been + V3/ED
E.G.: The jacket hasn’t been worn for years.
4. Đối với Quá khứ đơn: S + was/were +V3/ED
E.G.: This room was cleaned yesterday.
5. Đối với Quá khứ tiếp diễn: S + was/were being+V3/ED
E.G.: The cake was being baked by my sister.
6. Đối với Quá khứ hoàn thành: S +had been + V3/ED
E.G.: All the documents had been destroyed when we arrived.
7. Đối với Tương lai đơn: S + will be+V3/ED
E.G.: You will be told when the time comes.
8. Đối với Tương lai tiếp diễn: S +will be being + V3/ED
E.G.: Talks will be being held at this time in this year.
9. Đối với Tương lai gần: S +am/is/are going to be + V3/ED.
E.G.: She is going to be bought a gift.
Chú ý: Đôi khi “get” có thể được dùng thay thế cho “be" để diễn tả những sự việc gây bất ngờ hoặc khó chịu.
Chú ý: Đôi khi “get” có thể được dùng thay thế cho “be" để diễn tả những sự việc gây bất ngờ hoặc khó chịu.
Bị động của thì quá khứ đơn (Nguồn: enkivillage)
II. Thể bị động của Modal Verb
2.1. Cấu trúc 1: S + modal Verb + Verb infinitive (V-inf)
Dùng để chỉ hành động xảy ra trong hiện tại hoặc tương lai.
=> Bị động: S + modal verb + be +V3/ED.
E.g.: I must do this homework => This homework must be done.
2.2. Cấu trúc 2: S + modal Verb + have +V3/ED
Dùng để chỉ những hành động cần phảilàm trong quá khứ hoặc đáng lẽ phải xảy ra nhưng không làm. Hoặc những hành động đoán biết chắc hẳn phải xảy ra trong quá khứ.
=> Bị động: S + modal Verb + have been +V3/ED
E.g.: We should have read this book => This book should have been read.
III. Chuyển câu chủ động có to-V sang bị động.
3.1. tân ngữ sau to-V trong câu chủ động là chủ ngữ trong câu bị động
S + V + to be + V3/ V-ed + (by Sb)
Ex: I want you to teach me
–> I want to be taught by you
3.2. tân ngữ sau to-V trong câu chủ động khác với chủ ngữ trong câu bị động
S + V + O + to be + V3/ V-ed + (by Sb)
Ex: I want him to repair my car
–> I want my car to be repaired by him
3.3. Sb trong câu chủ động có thể làm Chủ ngữ của câu bị động
Sb + be + V3/ V-ed + to-V + O
Ex: People don’t expect the police to find out the stolen car.
–> The police aren’t expected to find out the stolen car.
3.4. Các động từ advise, beg, order,recommend, urge,…+ sb + to-V + O cũng có thể được đổi sang dạng bị động bằng that…should be V3/ed
E.g.: He urged the Council to reduce the rates => He urged that the rates should be reduced
hoặc: The Council was/were urged to reduce the rates.
IV. Bị động của suggest/recommend + V-ing
Chủ động: S + recommend / suggest + Ving + O
=> Bị động: S + recommend / suggest that S + should be + V3/ V-ed.
Ex: - He recommends building a house.
-> He recommends that a house should be built
V. Bị động của các động từ đặc biệt.
Các động từ: suggest, require, request, order, demand, insist (on), recommend.
Chủ động: S + suggest/ recommend/ order/ require... + that + clause (S + V-bare + O)
=> Bị động: It + be + V3/ED( của các động từ trên) + that + Something + be + V3/ED.
E.g.: He suggested that she buy a new car => It was suggested that a new car be bought.
Note: “be” trong that clause vẫn giữ nguyên là “be” vì động từ trong that clause là V-bare, còn “be” trước that clause chia theo động từ ở thể chủ động.
E.g.: She ordered that we do our homework immediately.
=> It was ordered that our homework be done immediately.
Trong ví dụ trên, ở câu chủ động, động từ “ordered” ở thì quá khứ nên khi chuyển sang bị động thì “be” là “was”
VI. Bị động của động từ theo sau là V-ing.
Các động từ đó như: love, like,dislike, enjoy, fancy, hate, imagine, regret, mind, admit, involve, deny,avoid....
Chủ động: S + V + O1+ Ving + O2
=> Bị động: S + V + O2 + being + V3/ED by O1
E.g.: I like you wearing this dress => I like this dress being worn by you.
Trên đây là phần một về cấu trúc bị động trong tiếng Anh mà ta thường gặp. Hãy đọc phần 2 để xem thêm các dạng đặc biệt khác của câu bị động nhé.
>> http://diendantienganh.com/bai-viet/So-huu-cach-trong-tieng-Anh_3089.html
>> http://diendantienganh.com/bai-viet/Cac-loai-cau-dieu-kien-trong-tieng-anh_2973.html
>> http://diendantienganh.com/bai-viet/Cac-loai-cau-dieu-kien-trong-tieng-anh_2973.html
Hương Thảo
Bình luận