15 từ tiếng Anh giúp bạn tránh ngập ngừng khi giao tiếp
Để tránh những khoảng lặng khiến bạn bối rối trong những cuộc giao tiếp tiếng Anh, những từ sau đây sẽ giúp bạn.
1. Well
“Well” có thể được dùng theo vài cách:
- Thể hiện điều bạn đang nghĩ và thường xuất hiện ở đầu câu: “Well, I guess $20 is a good price for a pair of jeans”.
- Tạo khoảng nghỉ trong câu để bạn suy nghĩ thêm ý: “The apples and cinnamon go together like, well, apples and cinnamon”.
- Trì hoãn câu trả lời: “Well… fine, you can borrow my car”.
2. Um/er/uh
“Um,” “er” và “uh” thường thể hiện sự do dự và được dùng rất nhiều trong tiếng Anh, chẳng hạn khi không biết câu trả lời hoặc không muốn trả lời: “Um, er, I uh thought the project was due tomorrow, not today”.
Bạn có thể dùng bất kỳ từ nào vào bất kỳ lúc nào thậm chí bạn không cố ý nhưng bạn cũng sẽ tự phát ra những từ này khi nói: “Umm… I like the yellow dress better!”.
Um/er/uh thường dùng khi bạn đang do dự (Nguồn: wallstreetjournal)
3. Hmm
Âm thanh của từ này tạo cảm giác trầm ngâm, thể hiện bạn đang suy nghĩ về điều gì đó hoặc cố gắng đưa ra quyết định: “Hmm, I like the red bag but I think I’ll buy the black one instead”.
4. Like
“Like” đôi khi được dùng để nói về thứ gì đó những không chắc chắn về độ chính xác (gần, khoảng độ): “My neighbor has like ten dogs”.
Tuy nhiên, "like" cũng được dùng khi bạn cần một khoảnh khắc để nghĩ ra ý tiếp theo để nói: “My friend was like, completely ready to like kick me out of the car if I didn’t stop using the word "like”.
5. Actually/Basically/Seriously
“Actually,” “basically” và “seriously” đều là những trạng từ mô tả hành động, được dùng như "filler words".
"Actually" dùng để chỉ quan điểm cá nhân của bạn mà bạn nghĩ là đúng khi những người khác có thể không đồng ý: “Actually, pugs are really cute!".
Trong khi đó, “basically” được dùng khi tổng kết một việc gì đó, còn “seriously” thể hiện sự nhấn mạnh: “Basically, the last Batman movie was seriously exciting!”.
Một số trạng từ khác thường được sử dụng như "filler words" là “totally,” “literally” và “clearly”.
6. You see
Trong giao tiếp tiếng Anh “You see” được dùng để chia sẻ một sự thật mà bạn nghĩ là người nghe không biết: “I was going to install the app, but you see, I ran out of space on my phone”.
7. You know
Khác với “You see”, “You know” dùng để chia sẻ một sự thật mà bạn nghĩ người nghe đã biết: “We stayed at that hotel, you know, the one down the street from Times Square”.
Nó cũng có thể thay thế cho một lời giải thích, trong trường hợp bạn nghĩ người nghe đã hiểu điều bạn muốn nói và không cần nói gì thêm: “When the elevator went down, I got that weird feeling in my ears, you know?”.
8. I mean
Bạn nói “I mean” khi muốn làm rõ ỹ của mình hoặc nhấn mạnh cách bạn cảm nhận về điều gì đó: “I mean, he’s a great guy, I’m just not sure if he’s a good doctor”.
Nó cũng được dùng để sửa lỗi khi bạn bất ngờ nói nhầm: “The duck and the tiger were awesome but scary. I mean, the tiger was scary, not the duck”, “The cave is two thousand. I mean twenty thousand years old!”.
Fillter words (Nguồn: rosettastone)
9. You know what I mean?
Câu hỏi này được hỏi giữa chừng trong một cuộc hội thoại nhằm đảm bảo người nghe đang theo dõi những gì bạn nói: “I really like that girl, you know what I mean?”.
10. At the end of the day
Câu này có nghĩa như “in the end” (cuối cùng) hoặc “in conclusion” (nói tóm lại) để kết thúc ý gì đó: “At the end of the day, we’re all just humans, and we all make mistakes”.
11. Believe me
“Believe me” là cách bạn đề nghị người nghe để họ tin lời mình: “Believe me, I didn’t want this tiny house, but it was the only one I could afford”.
Nó cũng được dùng ở đầu câu để nhấn mạnh điều bạn sắp sửa nói: “Believe me, this is the cheapest, tiniest house ever!”.
12. I guess/I suppose
“I guess” và “I suppose” được dùng trong trường hợp bạn đang lưỡng lự, không chắc chắn về những gì đang nói: “I was going to eat dinner at home, but I guess I can go eat at a restaurant instead”.
“I guess” phổ biến trong văn nói hơn, còn “I suppose” nghe khá trang trọng và thường dùng trong văn viết tiếng Anh.
13. Or something
“Or something” cũng thể hiện sự không chắc chắn nhưng đặt ở phần cuối câu: “The cake uses two sticks of butter and eight eggs, or something like that”.
14. Okay/so
“Okay” và “so” thường được đặt ở đầu câu như dấu hiệu bắt đầu chủ đề mới: “So what are you doing next weekend?”.
Chúng cũng có thể được dùng ngay trước khi tóm tắt một vấn đề gì đó: “Okay, so we’re going to need to buy supplies for our trip this weekend”.
15. Right/mhm/uh huh
“Right,” “mhm” và “uh huh” đều là những từ để phản hồi đồng nghĩa với "yes": “Right, so let’s prepare a list of all the things we’ll need”, “Uh huh, that’s exactly what he told me too”.
>> Các cách mở đầu cuộc nói chuyện bằng tiếng Anh
Nguồn: Vnexpress
Bình luận