DU HỌC NGHỀ ĐỨC, MIỄN HỌC PHÍ

Bí Quyết Hay Nhất Để Làm Bài Đọc IELTS

Bí Quyết Hay Nhất Để Làm Bài Đọc IELTS

Hãy đọc các bài đọc có tính chất học thuật

Hãy đọc khi bạn có thời gian rảnh rỗi! Các bài kiểm tra IELTS thường thường là dạng bài đọc học thuật. Có nghĩa là chúng được lấy từ các nguồn như  các sách giáo khoa và các tạp chí chuyên nghành hoặc báo chí. Nếu bạn không quen với việc đọc các loại bài như thế bằng tiếng Anh, thì điều cần thiết là bạn phải bắt đầu đọc chúng trong thời gian rảnh rỗi để mà bạn có thể quen với kiểu cấu trúc và ngôn ngữ được sử dụng khi bạn gặp chúng trong bài thi. Ba nguồn tiêu biểu cho các bài đọc IELTS là (theo thứ tự từ dễ nhất) the National Geographic, the New Scientist và the Economist. Bạn có thể mua được chúng ở bất kì sạp báo nào.

Tập trung

Hãy tập trung vào bài đọc trước hết, tiếp đến mới là các câu hỏi! Có sự hiểu biết tốt về bài đọc thì mới giúp bạn trả lời các câu hỏi trôi chảy và hiệu quả hơn.

Phân loại

Những người viết bài thi IELTS chọn một loạt các kiểu bài chuyên biệt. Học cách phân loại các kiểu bài đọc mà các bạn đang đọc có thể giúp bạn đoán trước được cấu trúc của nó và vì thế hiểu được nó nhanh chóng hơn. Có 4 dạng bài đọc IELTS a) các bài đọc phân tích, bàn luận về lý do tại sao mọi việc xảy ra hoặc là một bài giới thiệu, hay lý giải một khái niệm nào đó b) các bài đọc mô tả, chúng mô tả một tình huống, giải thích mọi việc được làm như thế nào hoặc phân loại gì đó c) những bài đọc biện luận, trong đó các ý kiến khác nhau được phát biểu về một vấn đề d) các bài đọc mang tính chất tường thuật, chúng giải thích một chuỗi thời gian của các sự kiện.

Đọc lướt

Phát triển khả năng đọc lướt của bạn. Đọc lướt là đọc nhanh bằng cách bỏ bớt những từ không quan trọng như giới từ, và lờ đi những từ bạn không cần phải hiểu. Làm như vậy để lấy ý chung của bài đọc hoặc một đoạn văn hoặc tìm ý sâu hơn cho câu trả lời của một câu hỏi.

Nhìn lướt

Học cách nhìn lướt. Nhìn lướt là khi bạn chỉ cần kiếm giá cả trong một đoạn quảng cáo hay kiếm một cái tên trong cuốn sổ điện thoại của bạn. Khi bạn nhìn lướt bạn thực sự không cần phải đọc cả bài nhưng lướt mắt nhanh qua thôi. Bạn có thể đọc lướt từ trái sang phải, từ phải sang trái, từ trên xuống dưới hay ngược lai. Làm được điều này để kiếm được vị trí của câu trả lời trong bài đọc, dễ dàng đánh dấu từ như con số, ngày tháng và các từ bắt đầu với các chữ cái viết hoa như tên của các địa danh.

Cấu trúc

Học cách phân loại cấu trúc của một đoạn văn. Điều này thường bao gồm cả mối liên hệ giữa ý chính và các ý hỗ trợ trong đoạn văn. Các đoạn văn thường có ý đi xuống, ví dụ như chúng sẽ bắt đầu với ý chính đâu đó gần với mở đầu và các ý từ đó phát triển ra, mặc dù vậy, nhưng thường đoạn đầu và đoạn cuối của bài đọc là đi lên, có nghĩa là ý chính được đặt vào khoảng cuối. Điều này đặc biệt hữu ích khi kết nối tiêu đề với cả đoạn.

Khái quát

Hãy nhìn khái quát bài đọc trước khi giải quyết đến các câu hỏi. Hãy làm điều này bằng cách đọc tiêu đề chính và các tiêu đề nhỏ cũng như tập trung vào phần đầu và phần cuối của đoạn văn (nhưng không CHỈ câu đầu và câu cuối thôi nhé). Điều này giúp bạn rà soát thông tin trong đoạn văn nhanh hơn.

Những cụm từ tương tự

Học cách nhận ra các cụm từ tương đương nhau. Có nhiều cách khác nhau để thể hiện về cùng một sự việc, ví dụ như “I like to ski” và “skiing is enjoyable”. Nhiều câu hỏi, ví dụ,  dạng câu hỏi YES/NO/NOT GIVEN và dạng bài tập điền vào chỗ trống, đều kiểm tra khả năng kết hợp một cụm từ tương tự trong bài kiểm tra với những gì tương tự trong bài đọc.

Đừng hoang mang

Đừng hoang mang khi bạn gặp phải một từ khó hay từ bạn chưa biết. Các bài kiểm tra IELTS thường tập hợp các từ vựng chuyên môn cao. Tạm bỏ qua các từ khó mà bạn không cần thiết phải hiểu. Còn với các từ bạn cần phải hiểu, luyện tập cố đoán nghĩa của chúng bằng cách sử dụng toàn bộ ngữ cảnh của bài đọc và các câu cũng như dạng của từ, ví dụ như đoán nó là danh từ hay động từ.

Kiểm soát thời gian của bạn

Kiểm soát thời gia trong bài thi. Hầu hết các ứng viên thi IELTS đều dồn hết thời gian cho phần đọc hiểu thứ ba. Mỗi bài đọc chỉ nên làm mất khoảng 20 phút của bạn thôi. (Các giám thị sẽ nhắc nhở bạn sau khi 20 phút trôi qua). Đừng bao giờ bỏ quá nhiều thời gian chỉ cho một câu hỏi – đoán câu trả lời hoặc để đó quay lại làm sau. Nếu bạn cũng cảm thấy đang hết giờ hãy xử trí với những câu hỏi điền vào chỗ trống trước khi làm các công việc “dễ đoán” như dạng câu hỏi YES NO NOT GIVEN. Đừng quên bạn cũng phải ghi hết câu trả lời vào giấy làm bài vào cuối bài thi. Một mẹo hay là bạn nên viết câu trả lời bằng bút chì khi làm vì như thế sẽ rất cần thiết cho bạn nếu muốn sửa lại vào lúc cuối.
CHUYỂN ĐỔI VĂN BẰNG ĐIỀU DƯỠNG ÁO