English for Electronics and Telecommunication: Điện tử viễn thông Lesson 1 - The Telephone Network (Reading)
English for Electronics and Telecommunication: Điện tử viễn thông Lesson 1 - The Telephone Network (Reading)
Tổng hợp những bài học Tiếng Anh dành riêng có các mem có nhu cầu tìm hiểu về ngành Electronics and Telecommunication - Điện tử viễn thông nè. Cùng tham khảo nha
Tổng hợp những bài học Tiếng Anh dành riêng có các mem có nhu cầu tìm hiểu về ngành Electronics and Telecommunication - Điện tử viễn thông nè. Cùng tham khảo nha
TOOLS OF TOMORROW'S TELECOMMUNICATIONS
For some time yet, much of our telecommunicating will continue to depend on the existing web of thin copper wires that telephonically link most of our homes and workplaces. Making it possible for that network to match the communications demand of the near future will require new technologies that widen the lanes on the information highway.
The standard telephone service is something we take for granted in today's modern world. The public telecommunications network provides a reliable and highly accessible service - we have high expectations and react strongly when the service is unavailable. To meet the demand for high reliability, and to provide services economically, the public network is being progressively upgraded.
Yet consumers are still waiting for the widespread use of new services such as the video phone, which was first demonstrated 30 years ago. What then is required to make new services such as video telecommunications possible and widely available? Apart from the availability of inexpensive video terminal equipment, the key requirement is increased bandwidth (that is, more available frequencies for transmission) which must be provided by the network at an affordable cost. Understanding how this objective might be achieved requires a review of the existing telecommunications network and the new technologies that are expected to improve and extend its capacity.
The traditional telephone network consists of a pair of copper wires connecting the customer premises to a local exchange. This is known as the customer access network. The local exchange is connected to other local exchanges through a series of intermediate exchanges, using coaxial cable, microwave or satellite transmission links. This part of the network is referred to as the core network. Within the core network, a technique known as multiplexing is used so only a small number of physical connections are needed between each telephone exchange. As a result, each transmission link may carry thousands of telephone conversations simultaneously.
Traditionally the telephone network used analogue switching and transmission techniques. Since the 1970s, the core
network has been progressively changed from an analogue to a digital network. Digital technology offers better quality, with the capability to actively regenerate the original transmitted signal even when buried in unwanted noise. Pulse Code Modulation (PCM) is the process in which the analogue telephone signal is converted to a digital one. Each analogue voice signal is sampled at a rate of 8000 times a second, with one sample represented by eight bits of digital information. Each voice signal therefore requires a 64 kilobits /second transmission channel.
The physical connections in the core network have in recent years been changed to fibre optic cable. A large fibre optic network can connect many major metropolitan centres. Fibre optic cable is fundamentally the most important transmission technology because of the high bandwidth that it offers.
The shift from the analogue to digital world within the core network exchanges means that a majority of local exchanges are now digital exchanges. What then of the customer access network? A long term goal is to upgrade the customer access network using fibre optic cable, which will allow the delivery of new high bandwidth services such as video-on-demand. However, this final step from the local exchange to the customer is an expensive one, due to the large number of connections involved. Only when the demand for these new services is well established can the cost of large scale deployment of fibre optic cable in the customer network be justified.
Bài dịch
NHỮNG CÔNG CỤ CỦA VIỄN THÔNG TƯƠNG LAI
Trong một khoảng thời gian dài nữa, rất nhiều công việc trong liên lạc viễn thông của chúng ta vẫn phụ thuộc vào hệ thống sợi đồng mỏng mảnh vốn đang kết nối hệ thống điện thoại tới hầu hết các ngôi nhà và công sở của chúng ta. Việc khiến cho hệ thống mạng này đáp ứng được những yêu cầu của tương lai sắp tới sẽ đòi hỏi những công nghệ mới nhằm mở rộng các con đường dành cho xa lộ thông tin.
Dịch vụ điện thoại chuẩn là món quà mà chúng ta nhận được trong xã hội hiện đại ngày nay. Mạng viễn thông công cộng đã cung cấp một dịch vụ đáng tin cậy và có độ truy nhập cao - chúng ta có những đòi hỏi cao và sẽ phản ứng mạnh nếu dịch vụ không sẵn sàng đáp ứng. Nhằm đáp ứng những nhu cầu về độ tin cậy cao, và nhằm cung cấp các dịch vụ một cách kinh tế, mạng công cộng đang được nâng cấp nhanh chóng.
Tuy nhiên các khách hàng vẫn đang trông đợi việc sử dụng rộng rãi các dịch vụ mới như điện thoại thấy hình, vốn đã được trưng bày từ cách đây 30 năm. Tiếp theo cần phải có điều gì để khiến cho các dịch vụ mới như thông tin hình ảnh trở thành hiện thực và một cách rộng rãi? Ngoài việc có sẵn các thiết bị đầu cuối video không đắt đỏ, yêu cầu cốt yếu là mở rộng độ rộng băng tần (tức là có thêm nhiều tần số phục vụ truyền dẫn) phải do mạng cung cấp với giá cả chấp nhận được. Việc thấy được cách thức để có thể đạt được mục tiêu này đòi hỏi phải xem xét lại mạng viễn thông hiện thời và đòi hỏi các công nghệ mới vốn được trông mong sẽ cải thiện và tăng dung lượng của mạng.
Mạng điện thoại truyền thống bao gồm một đôi sợi đồng nối nhà của thuê bao tới một tổng đài nội hạt. Nó được gọi là mạng truy nhập thuê bao. Tổng đài nội hạt được nối tới một tổng đài nội hạt khác qua một loạt các tổng đài trung gian, sử dụng cáp đồng trục, các tuyến truyền dẫn vi ba và vệ tinh. Bộ phận này của mạng được gọi là mạng lõi. Trong mạng lõi, có sử dụng một kỹ thuật gọi là kỹ thuật đa ghép kênh nên chỉ cần một số lượng nhỏ kết nối vật lý để nối giữa các tổng đài điện thoại. Kết quả là, mỗi tuyến truyền dẫn có thể tải hàng ngàn các cuộc thoại đồng thời.
Trước đây mạng điện thoại sử dụng kỹ thuật truyền dẫn và chuyển mạch tương tự. Từ những năm 1970, mạng lõi đã nhanh chóng chuyển từ mạng tương tự sang số. Công nghệ số đem lại chất lượng tốt hơn, với khả năng tái tạo linh hoạt tín hiệu gốc thậm chí cả khi bị chìm trong tiếng ồn không mong muốn. Điều xung mã (PCM) là quá trình trong đó tín hiệu điện thoại tương tự được biến đổi thành tín hiệu số. Mỗi tín hiệu thoại tương tự được lấy mẫu với tốc độ 8000 lần một giây, với mỗi mẫu được biểu diễn bởi tám bit thông tin số. Vậy nên mỗi tín hiệu thoại đòi hỏi một kênh truyền dẫn 64 kilobit / giây.
Trong những năm gần đây các kết nối trong mạng lõi đã và đang được biến đổi sang cáp quang. Một mạng sợi quang có thể kết nối rất nhiều trung tâm thủ đô chính. Về mặt cơ bản mà nói cáp sợi quang là công nghệ truyền dẫn quan trọng nhất vì nó đem lại độ rộng băng tần lớn.
Việc biến đổi từ tương tự sang số trong các tổng đài trong mạng lõi có nghĩa là phần lớn các tổng đài nội hạt giờ đây là các tổng đài số. Thế còn trong mạng truy nhập thuê bao thì sao? Một mục tiêu lâu dài được đặt ra là nâng cấp mạng truy nhập thuê bao sử dụng cáp sợi quang, điều sẽ cho phép cung cấp các dịch vụ băng rộng mới như điện thoại theo yêu cầu. Tuy nhiên bước cuối cùng này từ tổng đài nội hạt tới thuê bao là một bước tốn kém, do liên quan đến số lượng kết nối lớn. Chỉ khi nhu cầu đối với những dịch vụ mới này đã chắc chắn thì chi phí cho việc sử dụng cáp quang trên diện lớn trong mạng thuê bao mới có thể đáng giá.
Bình luận