DU HỌC NGHỀ ĐỨC, MIỄN HỌC PHÍ

Lưu ý 3 điều này để không mắc sai lầm khi thi Speaking

1. Ấn tượng ban đầu rất quan trọng
Thông thường, chỉ mất khoảng 34 đến 100 mili giây để bạn tạo dựng ấn tượng ban đầu cho người đối diện. Những yếu tố bên ngoài đóng vai trò cực kỳ quan trọng trước khi bạn mở lời với ai đó, nó sẽ tạo ấn tượng ban đầu trong não người đối diện và ấn tượng ban đầu khó thay đổi được. Một số "tips" cho các bạn:
  • Hãy mặc bộ trang phục khiến bạn tự tin, thoải mái nhất nhưng cũng không quên phần lịch sự, gọn gàng.
  • Nở nụ cười tự tin và trao lời chào đến giám khảo.
Những điều tưởng chừng đơn giản này nó sẽ đem lại cho bạn sự tự tin ban đầu rất lớn, là sự khởi đầu tuyệt vời và thuận lợi đó.
2. Kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ

    2.1. Speaking Part 1 (4-5 minutes)


Đây là phần mở đầu warm-up để giám khảo và thí sinh làm quen với nhau. Thông thường, giám khảo sẽ đặt 8-10 câu hỏi mang tính cá nhân xoay quanh đời sống thường ngày của thí sinh. Các topic quen thuộc như: hometown, weather, job, hobby,... Phần này mang tính "break the ice" giúp thí sinh đỡ ngại ngùng, căng thẳng hơn khi nói. 
Đây là phần được cho là dễ lấy điểm nhất trong 3 phần thi Speaking. Tuy nhiên, bạn nên trả lời quá ngắn gọn hoặc quá dài dòng. Ví dụ:
     Where are you living? 
       Không nên trả lời: I'm living in Hanoi.
       Nên trả lời: Currently, I'm living in Hanoi. It is one of the most biggest city in Vietnam and I love living here because the weather is comfortable.

     2.2. Speaking Part 2 (3 - 4 phút)
Giám khảo sẽ đưa thí sinh 1 thẻ chủ đề bất kỳ với một vài câu hỏi gợi ý và một tờ giấy nháp. Thí sinh sẽ có 1 phút chuẩn bị bằng cách viết xuống các ý tưởng họ định trình bày sắp tới dựa trên câu hỏi gợi ý. Vì đây là phần thí sinh được thể hiện trình độ tiếng Anh của bản thân nên bạn không phải quá lo sợ nếu mình nói quá nhiều nhé! Điều đáng lưu ý là bạn nên quản lý thời gian và tốc độ nói của mình nhé, vì thường có các trường hợp tiêu biểu như sau:
  1. Nói nhanh dẫn đến thời gian còn dư khá nhiều hoặc giám khảo sẽ không bắt kịp ý của bạn.
  2. Nói chậm khiến cho việc khi đủ 2 phút nhưng bạn vẫn chưa nói xong ý của mình.
Thông thường, bạn có thể mở đầu phần nói của mình bằng cụm "I'm going to talk about..."

     2.3. Speaking Part 3 (4 - 5 phút)
Ở phần này, bạn sẽ được hỏi các câu hỏi liên quan đến chủ đề mà bạn đã nói trong section 2. Giám khảo sẽ hỏi các câu hỏi khác nhằm yêu cầu thí sinh nêu quan điểm của họ về một hoặc một vài vấn đề mang tính vĩ mô và trừu tượng. Ví dụ:  "Can you predict any major changes that could happen in the Tourist Industry over the next 50 years?"
Nếu bạn cảm thấy Part 2 của bạn nói không được suôn sẻ, Part 3 sẽ là cơ hội cho bạn thể hiện chính mình một lần nữa. Lần này, thí sinh sẽ thoải mái hơn về mặt thời gian nên bạn cứ nói ra những suy nghĩ của chính mình nhé!

3. Ngôn ngữ cơ thể - Tưởng không quan trọng nhưng quan trọng không tưởng!

Một số chú ý cho bạn:
- Luôn nhìn vào mắt giám khảo khi mình nói, điều này thể hiện sự tôn trọng họ, đôi khi một nụ cười mỉm cũng giúp cho không khí phòng thi đỡ căng thẳng hơn.
- Nếu bạn nói sai ngữ pháp hay phát âm, đừng lo lắng, hãy dùng câu "What I want to say is..." để lặp lại ý của bạn. Điều này không chỉ giúp đoạn trả lời của bạn trơn tru hơn mà có thể tránh được các lỗi bị "khớp" như "ah oh uhm"

- Các ý trả lời nên hợp lý, nếu bịa ý thì bạn phải nhớ ý của mình để khi giám khảo hỏi lại nhưng bạn lại trả lời khác. Ví dụ câu đầu bạn bảo bạn thích chơi bóng chuyền nhưng đến câu sau bạn lại bảo bạn không thích chơi bóng chuyền cho lắm.
- Không nên lạm dụng ngôn ngữ cơ thể quá nhiều. Việc múa tay, quay đầu, cau mày hay nhấc mày quá nhiều sẽ làm giám khảo cảm thấy không thoải mái và đôi khi một vài cử chỉ vô tình mang ý nghĩa xúc phạm đến giám khảo mà bạn lại không hay biết.

Trên đây là 3 lưu ý quan trọng trong Speaking. Mong các bạn đọc và rèn luyện các điểm lưu ý đó thật tốt và tránh các sai sót trên để có bài thi Speaking hoàn thành tốt nhất nhé.
 
CHUYỂN ĐỔI VĂN BẰNG ĐIỀU DƯỠNG ÁO