DU HỌC NGHỀ ĐỨC, MIỄN HỌC PHÍ

Một số thuật ngữ trong Marketing

MỘT SỐ THUẬT NGỮ TRONG MARKETING
Dưới đây là những khái niệm làm nền tảng cho nghiên cứu và ứng dụng Marketing trong doanh nghiệp hay tổ chức

1. Nhu cầu ( NEEDS):

_ Nhu cầu của con người là trạng thái thiếu hụt phải được thỏa mãn trước hết. Đó là những gì con người cần như thực phẩm, quần áo, nhà ở,…để tồn tại. Những nhu cầu này không do xã hội hay những người làm Marketing tạo ra. Chúng phát sinh từ tâm sinh lý và bản năng của con người.

2. Mong muốn ( WANTS):

_ Đó là hình thái nhu cầu của con người ở mức độ sâu hơn, cụ thể hơn. Ước muốn được hình thành dựa trên những yếu tố như văn hóa, tôn giáo, nhà trường, gia đình và cả doanh nghiệp. Như vậy, mong muốn cũng phát sinh từ tâm sinh lý con người nhưng có ý thức. Mong muốn của con người thường đa dạng hơn rất nhiều so với nhu cầu.
_ Marketing phải bắt đầu từ những đòi hỏi, ước muốn của con người.

3. Số cầu ( DEMANDS):

_ Số cầu là những mong muốn về những sản phẩm cụ thể có tính đến khả năng và sự sẵn sàng để mua chúng. Mong muốn sẽ trở thành số cầu khi có sức mua.
_ Doanh nghiệp phải đo lường không chỉ vè số lượng người muốn có sản phẩm mà quan trọng hơn là số lượng người có khả năng và sẵn sàn mua chúng.
 
_ Marketing không tạo ra nhu cầu ( needs), nhưng có thể tác động tới mong muốn (wants). Marketing ảnh hưởng đến số cầu (demands) bằng cách tạo ra sản phẩm thích hợp, hấp dẫn, tiện dụng,…cho khách hàng mục tiêu.

4. Sản phẩm ( PRODUCTS):

_ Sản phẩm là bất cứ những gì được đưa ra thị trường để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Khái niệm sản phẩm trong Marketing bao gồm cả sản phẩm vật chất và sản phẩm phi vật chất. Sản phẩm theo quan điểm Marketing thể hiện ở nhiều dạng như sản phẩm hữu hình, dịch vụ, thông tin, kinh nghiệm, tài năng, địa điểm, tổ chức, ý tưởng,…

5. Trao đổi ( EXCHANGES):

_ Trao đổi là hành vi nhận được vật mong muốn từ một người và đưa cho họ vật khác. Trao đổi là một trong bốn phương thức con người dùng để có được sản phẩm. Ba phương thức còn lại là: tự sản xuất, tước đoạt, và xin của người khác. Để có một sự trao đổi mang tính Marketing xảy ra cần có những điều kiện sau:
+ Phải có ít nhất hai đơn vị xã hội-cá nhân hay tổ chức-mỗi bên phải có nhu cầu cần được thỏa mãn.
+ Các bên tham gia một cách tự nguyện. Mỗi bên tự do chấp nhận hay từ chối những đề nghị.
+ Mỗi bên phải có cái gì có giá trị để trao đổi và phải tin rằng sẽ có những lợi ích từ sự trao đổi đó.
+ Mỗi bên phải có khả năng truyền đạt với đối tác và phải có trách nhiệm về hành vi của mình.

6. Thị trường ( MARKET):

_ Thị trường bao gồm tất cả các khách hàng có nhu cầu (needs) hay mong muốn (wants) chưa thỏa mãn, có khả năng và sẵn sàng tham gia trao đổi để thỏa mãn những nhu cầu hay mong muốn đó. Thị trường của một công ty còn có thể bao gồm cả giới chính quyền và các nhóm quần chúng khác.

7. Khách hàng ( CUSTOMERS):

_ Khách hàng là những cá nhân hay tổ chức mà doanh nghiệp đang hướng các nỗ lực Marketing vào. Đây là những cá nhân hay tổ chức có điều kiện ra quyết định mua sắm.

8. Người tiêu dùng ( CONSUMERS):

_ Người tiêu dùng bao gồm cá nhân, hộ gia đình sử dụng hay tiêu thụ sản phẩm.
 

9. Giá trị cảm nhận của người tiêu dùng  (CUSTOMER PERCEIVED VALUE):

_ Là đánh giá của khách hàng về sự khác biệt giữa toàn bộ lợi ích của một sản phẩm và tất cả chi phí bỏ ra để có được sản phẩm, so với những sản phẩm cạnh tranh khác.
_ Khái niệm này đề cập đến những cảm nhận mà khách hàng có được từ việc sở hữu hoặc sử dụng sản phẩm vượt trên những chi phí bỏ ra để có sản phẩm. Khách hàng sẵn lòng trả giá cao nếu như nhận thấy những giá trị tìm kiếm từ sản phẩm cao hơn chi phí bỏ ra. Một sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng là có giá trị khách hàng thấp. Khách hàng sẽ thỏa mãn hơn khi giá trị khách hàng cao.
_ Như vậy, để tạo ra giá trị khách hàng, các nhà quản lý Marketing có thể tạo ra sự kết hợp độc đáo những lợi ích mà khách hàng mục tiêu nhận được bao gồm chất lượng, giá, sự thuận tiện, giao hàng đúng hạn, dịch vụ trước, sau khi bán và cả những giá trị vô hình khác. Khách hàng sẽ chọn mua một sản phẩm của doanh nghiệp nào mà họ nhận thấy có giá trị cảm nhận cao nhất.
 
CHUYỂN ĐỔI VĂN BẰNG ĐIỀU DƯỠNG ÁO