DU HỌC NGHỀ ĐỨC, MIỄN HỌC PHÍ

Ngộ nhận về Ielts Speaking (P.1)

Rất nhiều những ngộ nhận về Ielts là do không nắm rõ tiêu chí chấm điểm phần thi này. Hãy đọc các ngộ nhận dưới đây để chuẩn bị cho kỳ IELTS tốt nhất!

1. Chỉ cần nói lưu loát là được

 

Mọi người thường rỉ tai nhau: "Thi IELTS ko quan trọng nội dung đâu, miễn nói lưu loát là được." Thế nhưng, trên thực tế nếu bạn không có 1 nội dung hay thì khó có thể khiến giám khảo quan tâm lắng nghe được. Quan trọng hơn cả là đừng trả lời lạc đề bởi vì điều đó sẽ thể hiện bạn không hiểu câu hỏi và coi như bạn đã mất toi điểm câu ấy rồi. Chính vì vậy, nếu ko hiểu câu hỏi, hãy hỏi lại.

Cũng liên quan đến nội dung, thầy Brian chia sẻ rằng nếu bạn nói thật nhiều mà không có gì đáng lưu ý cả thì cũng công cốc. Ví dụ như bạn đưa vào một câu dẫn dắt thật dài nhưng phần nội dung chính lại không có gì đáng kể sẽ khiến giám khảo mệt mỏi và mất hứng thú. Vì vậy, việc cố gắng đưa vào các cụm từ dẫn dắt, nối câu là cần thiết để đạt band cao nhưng nội dung bên trong vẫn là quan trọng nhất!

Vậy thì phải làm sao để đạt điểm tối đa trong phần Nội Dung?

Trước hết, bạn phải hiểu câu hỏi để tránh trả lời lạc đề.

Thứ hai, bạn phải thật ý thức mình đang trả lời những nội dung gì, có đúng trọng tâm câu hỏi hay ko chứ ko cố gắng trả lời dài mà lan man, lặp ý. Vả lại còn có thể bị ý nọ xọ ý kia, ko liên quan gì tới nhau cả. Trường hợp tệ nhất là bạn đang nói thì ngập ngừng rồi ko nói nữa vì bị hết ý giữa chừng.

Vậy trong đầu bạn phải có nội dung trả lời câu hỏi 1 cách rõ ràng và sau đó, bạn liên kết các ý tưởng lại để câu trả lời có đầu có đuôi, có cấu trúc hoàn chỉnh. Bạn có thể nêu thêm ví dụ minh họa để làm rõ câu trả lời của mình, điều này cũng sẽ giúp bạn đạt điểm cao, nhưng lưu ý ví dụ phải thật ngắn gọn, súc tích chứ ko dài như "chuyện ngày xửa, ngày xưa" nhé.

Tóm lại, 1 câu trả lời với nội dung hay là: Đúng trọng tâm câu hỏi, súc tích, các ý liên kết chặt chẽ, có ví dụ minh họa (ví dụ minh họa đặc biệt quan trọng ở Part 3 khi bạn dc yêu cầu đưa ra ý kiến cá nhân của mình).

2. Sử dụng cấu trúc ngữ pháp phức tạp thì sẽ gây ấn tượng tốt

 

Có lẽ do chương trình học VN quá chú trọng ngữ pháp nên khi làm bất cứ gì, học sinh đều rất sợ sai ngữ pháp. Điều này đối với môn Writing thì đúng là quan trọng thật, thế nhưng với Speaking thì chỉ là "chuyện nhỏ như con thỏ". Người bản ngữ họ nói còn sai ngữ pháp nữa huống gì chúng ta. Vì vậy, ngữ pháp trong phần speaking ko cần phải quá phức tạp. Nếu các bạn nghe nhiều các chương trình truyền hình tiếng Anh trên các kênh quốc tế, các bạn sẽ thấy họ sử dụng cấu trúc câu rất đơn giản. Nếu họ sử dụng cấu trúc phức tạp thì bạn đã chẳng thể hiểu họ nói gì. Vì vậy, với môn Speaking, bạn đừng cố gắng sử dụng các cấu trúc phức tạp như đảo ngữ, noun phrase, vv làm gì, hãy để dành kiến thức đó cho Writing bởi vì bạn sẽ mắc lỗi ngữ pháp nặng hơn khi cố gắng dùng những cấu trúc này. Tóm lại, các bạn chỉ thực hiện những điều sau đây để đạt điểm tối đa trong phần ngữ pháp:

Sử dụng simple sentence, có đủ subject, verb, object.

Để tạo complex sentence, chỉ cần dùng các từ nối and, but, however, vv để nối các câu simple sentences ấy lại với nhau.

Dùng thêm relative clause (who, whose, that, which, whom), mệnh đề If
 



Đừng nghĩ rằng chỉ cần tạo ấn tượng tốt bằng việc nói nhanh và lưu loát thì sẽ được điểm cao
(ảnh: pathwaysreallife)

 

Chú ý dùng đúng thì (có 4 thì chính thường dùng trong speaking: Simple Present, Past, Future, Present Perfect, lâu lâu có thể có thêm Past Continuous, Past Perfect)

Chú ý chia đúng số ít, số nhiều và phải phát âm "s" ra.

"Keep it simple and get it right"

3. Từ vựng phải là từ lạ, ít xài thì mới đúng "academic" 

 

Từ vựng phải đao to búa lớn, chém thật nhiều academic words? Hiểu lầm này có thể dẫn tới việc bạn làm một bài diễn văn như khi Barack Obama thông báo cái chết của Osama Bin Laden hơn là trả lời câu hỏi của IELTS examiner. Mình nói đùa vậy chứ nếu bạn có đủ trình để nói như Obama thì ko cần đọc Note này làm gì nữa :D

Tuy nhiên, bạn vẫn nên nhớ format của môn thi Speaking là "Conversation", nghĩa là giám khảo hỏi, bạn trả lời chứ không yêu cầu làm diễn văn, vì vậy bạn phải sử dụng "Spoken Language". Trong cuốn IELTS Speaking của Mat Clark có đề cập khá nhiều đến Spoken Language nhưng cách học hay nhất vẫn là nghe các Conversations của người bản ngữ (có thể là Youtube hoặc các sách học Listening) và học trực tiếp từ đó. 

Ngoài "Spoken Language", bạn cũng phải cẩn thận khi lựa chọn từ, đặc biệt là khi sử dụng các từ academic. Việc dùng từ không đúng ngữ cảnh hoặc không tương thích với các từ xung quanh sẽ gây khó hiểu và chắc chắn sẽ làm giảm điểm "Vocabulary" của bạn. Như vậy, khi bạn học từ, bạn không chỉ học nghĩa của từ đó mà còn phải hiểu từ đó thường dùng trong ngữ cảnh nào, có nghĩa tích cực hay tiêu tực, các từ thường đi kèm là từ nào (collocations).

Thế còn số lượng từ academic, bao nhiêu là đủ? Thực sự thì không có một con số thống kê chính xác về cái này, nhưng mình có thể khuyên bạn mỗi câu trả lời có khoảng 2,3 từ academic là đủ (đối với Part 3).

Cùng xem P.2 của bài viết này để biết thêm những ngộ nhận khác về IELTS Speaking.

>> Speaking IELTS: Phần nào quan trọng nhất?

>> 15 sự thật thú vị về từ tiếng Anh


Nguồn: fanpage TuhocIelts8.0

CHUYỂN ĐỔI VĂN BẰNG ĐIỀU DƯỠNG ÁO