DU HỌC NGHỀ ĐỨC, MIỄN HỌC PHÍ

Ngộ nhận về Ielts Speaking (P.2)

Rất nhiều những ngộ nhận về Ielts là do không nắm rõ tiêu chí chấm điểm phần thi này. Hãy đọc các ngộ nhận dưới đây để chuẩn bị cho kỳ IELTS tốt nhất!

4.Phát âm rõ chữ nhưng bỏ qua các lỗi nhỏ (nhưng thật ra không nhỏ)

 

Ko thể ko khẳng định tầm quan trọng của Pronunciation trong môn Speaking bởi vì nếu bạn phát âm sai, hiển nhiên giám khảo sẽ ko nghe được hết nội dung câu trả lời của bạn. Một số lỗi phát âm thường gặp ở người Việt Nam:

Không phát âm "ending sound". Vd: bạn muốn nói "white hair" nhưng ko có "ending sound", ngta sẽ nghe nhầm thành "why hair". Nhiều bạn cũng thường quên phát âm "s".

Word stress (nhấn âm) sai. Lỗi này thường do nói hoặc học từ vựng mà không để ý đến phát âm, lâu dần thành thói quen rất khó sửa. Mà khi bạn nhấn âm sai một loạt từ trong 1 câu thì giám khảo sẽ pó tay chịu chết, ko nghe được.

Không có Sentence Stress (nhấn câu). Nếu bạn nói cả 1 đoạn thật dài mà cứ ngang phè phè, ko nhấn mạnh một từ nào thì giám khảo cũng sẽ không nhận biết được Key Points của bạn là gì. Tương tự như khi bạn thi IELTS Listening, chẳng phải bạn cũng dựa vào sự nhấn giọng của người nói trong băng để nghe ra câu trả lời sao.

5. Sự liền mạch của bài nói (Coherence)

 

Nhiều bạn không thể vươn lên trên 6.0 IELTS dù đã phát âm chuẩn, nói lưu loát, có các ý hay, ngữ pháp và từ vựng cũng ổn. Vì sao lại như thế? Để đạt từ 6.5 trở lên, bạn buộc phải nói năng có nội dung thứ tự rành mạch, các ý liên kết chặt chẽ. Để thể hiện sự liền mạch, câu trả lời của bạn cần hội đủ 3 yếu tố sau:

Các ý chính được giải thích rõ ràng, có thể kèm thêm ví dụ để minh họa, làm rõ.

Các ý được sắp xếp theo một trình tự logic

Sử dụng các linking words and phrases để nối các câu, nối ý chính với ý phụ. Nếu chuyển sang ý mới, bạn cũng cần phải cho giám khảo một dấu hiệu rõ ràng.

Một số từ nối thường dùng là: However, Although, Even though, Despite, In addition, Plus, As a result, Since (=because), For example, In other words, First, next, then, after that, lastly, On the other hand, Exceot for, Other than,...

Lưu ý, nếu bạn dùng các từ nối quá Formal/Academic như "Last but not least", "Moreover/Furthermore", phần trả lời của bạn sẽ giảm tính chất tự nhiên của một Conversation thông thường.
 



Chú ý đến cấu trúc bài nói cho thấy bạn là người biết mình đang nói gì và có quan tâm
đến người nghe (Ảnh: IELTS online)


6. Nói nhanh thì càng chứng minh mình thông thạo tiếng Anh

 

Nói càng nhanh càng tốt? Nói nhanh được xem là nói lưu loát như người bản ngữ, nói mà không cần dịch trong đầu. Tuy nhiên, trừ phi bạn đã thực sự có thể nói chính xác và hay như người bản ngữ thì bạn KHÔNG NÊN nói nhanh. Nói nhanh sẽ làm bạn không kịp suy nghĩ ý cho câu kế tiếp và mắc nhiều lỗi ngữ pháp, từ vựng, phát âm. Vì vậy, bạn nên nói với tốc độ vừa phải và rõ ràng, không nuốt chữ. Khi nói chậm rãi, bạn sẽ có thể để ý nhấn giọng ở các ý quan trọng. Tuy nhiên, nói chậm rãi không đồng nghĩa với nói quá chậm, ê a từng chữ nhé.

7.Trả lời càng dài càng tốt


Như mình đã nói ở trên, không phải nói càng dài càng tốt. Vì sao IELTS Speaking Test lại chia làm 3 phần? Bởi vì độ khó của câu hỏi sẽ tăng dần và giám khảo cũng sẽ mong chờ bạn trả lời dài hơn, nhiều ý hơn, "academic" hơn ở các phần sau.

Do vậy, đối với Part 1, để trả lời đúng trọng tâm câu hỏi, bạn chỉ cần nói gọn trong khoảng 2-3 câu.

Part 2 là bài tường thuật ngắn 2 phút nên độ dài trung bình là 10-12 câu. Bạn cần chú ý trả lời gãy gọn, súc tích và có cấu trúc (intro, body, conclusion) cho phần này vì bạn sẽ không được phép lố giờ (cũng có một số trường hợp gặp giám khảo dễ tính thì họ không ngắt lời bạn nhưng... hiếm lắm)

Part 3 đòi hỏi bạn nhiều kĩ năng hơn: Thể hiện ý kiến riêng của mình, Giải thích, Cho Ví dụ. Đôi khi còn phải so sánh giữa quá khứ và hiện tại hoặc dự đoán tương lai nữa. Vì vậy, để hoàn thành tốt Part 3, bạn nên nói khoảng 6-8 câu cho 1 câu hỏi.
 

>> Những lầm tưởng về học tiếng Anh cần biết
>> Những chia sẻ đầy cảm hứng về hành trình du học (P.1)

Nguồn: fanpage TuhocIelts8.0
CHUYỂN ĐỔI VĂN BẰNG ĐIỀU DƯỠNG ÁO