Giới thiệu chung về kì thi GRE
GRE (Graduate Record Examinations) là một trong những kỳ thi nổi tiếng nhất dùng để đánh giá chất lượng thí sinh cho các chường trình thạc sỹ, cao học, tiến sỹ và học bổng của các trường Đại học Mỹ do Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (Educational Testing Service – ETS) thiết kế và tổ chức.
Cấu trúc bài thi GRE:
Các bài thi GRE bao gồm bài thi GRE – General Test, được gọi là GRE tổng quát, và 8 bài thi GRE – Subject Tests, được gọi là GRE chuyên ngành. Trong số các bài thi này, bài thi GRE tổng quát là phổ biến nhất.
Bài thi GRE tổng quát (General Test) đánh giá các kỹ năng lập luận bằng Ngôn ngữ (Verbal), Định lượng (Quantitative) và Viết phân tích (Analytical Writing) mà thí sinh đã có được sau một quá trình công tác và học tập lâu dài và không nhất thiết liên quan đến một chuyên ngành cụ thể nào. Thí sinh dự thi GRE sẽ nhận một bảng điểm đánh giá mỗi kỹ năng đó.
Các chương trình cao học có kiểm định chất lượng trong các ngành kỹ thuật, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội (trừ Y, Dược, Luật) đều yêu cầu hoặc khuyến khích thí sinh nộp bảng điểm GRE tổng quát. Điểm thi này được hội đồng tuyển sinh dùng như một thước đo chung, bổ trợ cho hồ sơ đại học và các văn bằng cá nhân khác, để đánh giá khả năng theo học của các thí sinh, bao gồm cả thí sinh người nước ngoài và Hoa Kỳ. Không có mức điểm GRE “đỗ” và “trượt”, nhưng bạn nên biết mỗi chương trình cao học thường quy định một mức điểm tối thiểu riêng và điểm GRE của bạn càng cao thì cơ hội được nhập học và nhận học bổng của bạn càng lớn.
Hầu hết các trường đại học của Mỹ đều yêu cầu ứng viên phải tham dự kỳ thi này. Kết quả của kỳ thi này cộng với điểm học trong quá trình đại học sẽ là một trong những cơ sở để nhân viên xét tuyển quyết định chấp nhận hay từ chối một ứng viên vào chương trình sau đại học của khoa hoặc trường mình. Kỳ thi GRE trên giấy bao gồm 5 phần nhỏ, ngoài ra người ta thường lồng vào kỳ thi này một phần thử nghiệm nữa nhưng thí sinh không biết phần nào là phần thử nghiệm cả. Nhiệm vụ của phần thử nghiệm là nhằm giúp ETS xây dựng được các bộ đề thi GRE tốt hơn trong tương lai. Phần thi viết bao giờ cũng là phần thi đầu tiên, thứ tự các phần thi còn lại là hoàn toàn ngẫu nhiên.
Thang điểm của các phần thi như sau:
- Phần toán: điểm từ 200-800, khoảng cách giữa các mức điểm cạnh nhau là 10
- Phần ngôn ngữ: điểm từ 200-800, khoảng cách gữa các mức điểm cạnh nhau là 10
- Phần viết: điểm từ 0-6, khoảng cách giữa các mức điểm cạnh nhau là 0.5
Thời gian dành cho kỳ thi là 3 giờ 45 phút. Điểm thi có giá trị trong vòng 5 năm.
Trong 3 phần thi kể trên, phần toán là dễ nhất, đặc biệt là đối với sinh viên Việt Nam. Hai phần thi sau khó hơn. Thông thường, điểm thi là toán: 790-800, ngôn ngữ 450-500, viết: 5-5.5 được coi là chấp nhận được. Nói chung chỉ có những ai có nhu cầu học cao học ở Mỹ hoặc ở các nước khác mà trường bạn muốn nộp đơn yêu cầu có điểm GRE thì mới cần thi kỳ thi này.
Mức điểm an toàn khi thi GRE là từ 1200 trở lên (tổng điểm Verbal và Quantitative) và Writing: 4.5, mức điểm này không khó đối với sinh viên VN nhưng cũng không phải dễ. Trong trường hợp không đạt 1200 thì ít nhất bạn phải cố gắng đạt trên 1000 điểm cho 2 phần thi Verbal và Quatitative, và tối thiểu 3.0 cho Writing. Nếu ít hơn nữa thì cơ hội được nhận của bạn sẽ rất thấp, trừ những trường hợp hi hữu là GPA (điểm trung bình), thành tích học tập, nghiên cứu, thư giới thiệu của bạn hết sức nổi trội.
Khác với TOEFL hay IELTS, cho dù bạn đã có vốn tiếng Anh tốt thì vẫn cần một thời gian khá dài hơi cho việc ôn thi GRE. Từ vựng trong GRE rất khó và là vấn đề mấu chốt quyết định bạn có đạt điểm cao phần thi Verbal hay không, mặc dù trong phần Verbal vẫn có những đoạn reading. Chuyện bạn được 100 điểm TOEFL nhưng kết quả GRE “bi thảm” là chuyện bình thường. Về Quantitative hay gọi tắt là Math, mỗi bài toán nếu đứng một mình thì không hề khó, nhưng nếu làm 30 chục câu liên tiếp và thời gian cho mỗi câu chưa đầy 1 phút thì đó lại là vấn đề khác (trừ các bạn khối tự nhiên thì có thể thấy phần này dễ như ăn kẹo).
(Đàm Hương - TH - Sansangduhoc.vn)
Trong 3 phần thi kể trên, phần toán là dễ nhất, đặc biệt là đối với sinh viên Việt Nam. Hai phần thi sau khó hơn. Thông thường, điểm thi là toán: 790-800, ngôn ngữ 450-500, viết: 5-5.5 được coi là chấp nhận được. Nói chung chỉ có những ai có nhu cầu học cao học ở Mỹ hoặc ở các nước khác mà trường bạn muốn nộp đơn yêu cầu có điểm GRE thì mới cần thi kỳ thi này.
Mức điểm an toàn khi thi GRE là từ 1200 trở lên (tổng điểm Verbal và Quantitative) và Writing: 4.5, mức điểm này không khó đối với sinh viên VN nhưng cũng không phải dễ. Trong trường hợp không đạt 1200 thì ít nhất bạn phải cố gắng đạt trên 1000 điểm cho 2 phần thi Verbal và Quatitative, và tối thiểu 3.0 cho Writing. Nếu ít hơn nữa thì cơ hội được nhận của bạn sẽ rất thấp, trừ những trường hợp hi hữu là GPA (điểm trung bình), thành tích học tập, nghiên cứu, thư giới thiệu của bạn hết sức nổi trội.
Khác với TOEFL hay IELTS, cho dù bạn đã có vốn tiếng Anh tốt thì vẫn cần một thời gian khá dài hơi cho việc ôn thi GRE. Từ vựng trong GRE rất khó và là vấn đề mấu chốt quyết định bạn có đạt điểm cao phần thi Verbal hay không, mặc dù trong phần Verbal vẫn có những đoạn reading. Chuyện bạn được 100 điểm TOEFL nhưng kết quả GRE “bi thảm” là chuyện bình thường. Về Quantitative hay gọi tắt là Math, mỗi bài toán nếu đứng một mình thì không hề khó, nhưng nếu làm 30 chục câu liên tiếp và thời gian cho mỗi câu chưa đầy 1 phút thì đó lại là vấn đề khác (trừ các bạn khối tự nhiên thì có thể thấy phần này dễ như ăn kẹo).
(Đàm Hương - TH - Sansangduhoc.vn)
Bình luận