DU HỌC NGHỀ ĐỨC, MIỄN HỌC PHÍ

Tìm hiểu các dạng bài viết writing

Bất kể bạn đang viết một bài tiểu luận, tài liệu kinh doanh, tiểu thuyết, bài báo, thư từ, hay thậm chí chỉ ghi chú trong nhật ký, bài viết của bạn sẽ chỉ đạt hiệu quả tốt nhất nếu bạn tập trung vào mục đích của mình. Mặc dù có nhiều lý do tại sao bạn có thể đặt bút vào viết, nhưng trên thực tế trong học tiếng Anh, chỉ có bốn dạng bài viết chính bao gồm expository (bình luận), descriptive (mô tả), persuasive (thuyết phục), and narrative (tường thuật).

Mỗi thể loại trong số bốn dạng bài viết writing này đều có một mục đích riêng biệt và tất cả chúng đều đòi hỏi các loại kỹ năng viết không giống nhau. Các cơ sở giáo dục đại học thường hướng dẫn chín dạng bài viết writing truyền thống, nhưng phần lớn các tác phẩm mà chúng ta được yêu cầu viết sẽ chỉ nằm trong bốn dạng chính này.

Expository Writing (Bài viết bình luận)

Expository writing là một dạng bài luận đưa ra, giới thiệu hoặc đặt ra các sự việc. Đây có lẽ là thể loại viết phổ biến nhất mà bạn sẽ thường xuyên bắt gặp. Trong một bài expository writing, một chủ đề sẽ được giới thiệu và sắp xếp theo một trình tự hợp lý mà không cần tham chiếu đến ý kiến ​​cá nhân của tác giả.

expository writing

Expository writing là dạng văn bản phổ biến thường gặp

Bạn có thể tìm thấy dạng văn bản này từ các nguồn như: 

  • Sách giáo khoa

  • Báo chí (trừ các bài chính luận và xã luận)

  • Các bài viết thương mại

  • Các bài viết liên quan đến kỹ thuật

  • Tiểu luận

  • Văn bản hướng dẫn

Tất cả các loại văn bản này đều nhằm mục đích giải thích và truyền đạt kiến thức, cung cấp cho người đọc các dữ kiện và số liệu về chủ đề của nó.

Descriptive Writing (Bài viết miêu tả)

Mục đích của dạng văn bản miêu tả là giúp người đọc hình dung chi tiết về một nhân vật, sự kiện, địa điểm hoặc tất cả những thứ này cùng một lúc. Tác giả có thể miêu tả cảnh vật dựa trên cảm nhận từ cả năm giác quan của họ. Descriptive writing cho phép người viết tự do nghệ thuật hơn rất nhiều so với expository writing.

Các bài descriptive writing có thể được tìm thấy trong các nguồn như: 

  • Tạp chí

  • Quảng cáo

  • Thơ

  • Nhật ký 

Persuasive Writing (Bài viết thuyết phục)

Mục đích của bài Persuasive Writing là tác động đến người đọc để thừa nhận quan điểm của tác giả. Tác giả sẽ bày tỏ ý kiến ​​cá nhân trong tác phẩm và cung cấp bằng chứng để người đọc đồng ý với mình.

persuasive writing

Mục đích của bài persuasive writing là để thuyết phục người đọc đồng ý với tác giả

Các dạng bài viết thuyết phục có thể được tìm thấy trong các nguồn:

  • Quảng cáo

  • Ý kiến và phần biên tập

  • Nhận xét

  • Đơn xin việc

Narrative Writing (Bài viết tường thuật)

Mục đích của văn tường thuật là kể một câu chuyện, bao gồm cả thực tế và tưởng tượng. Các bài viết theo phong cách tự sự sẽ có các nhân vật, và thông qua câu chuyện, người đọc biết được điều gì sẽ xảy ra với họ. Văn tường thuật cũng có thể bao gồm các đoạn hội thoại. 

Dạng văn bản narrative writing có thể được tìm thấy trong:

  • Tất cả các loại tiểu thuyết

  • Tiểu sử thơ

  • Giai thoại

Hiểu rõ mục đích bài viết

Để thể hiện tốt nhất kiến thức cũng như khả năng tư duy và phản biện của mình thông qua các bài viết, việc đầu tiên bạn cần phải làm chính là tìm hiểu xem loại văn bản nào trong số bốn loại này phù hợp nhất với mục đích của bạn. Từ đó tuân thủ các quy định của từng dạng bài writing, bạn sẽ học được kỹ năng viết bài hiệu quả và chuẩn xác.

cac dang bai writing

Việc thiết lập mục đích rõ ràng sẽ giúp bài viết của bạn bám sát vào chủ đề

CHUYỂN ĐỔI VĂN BẰNG ĐIỀU DƯỠNG ÁO